Kết hôn đồng giới, pháp luật hiện nay thừa nhận hay bác bỏ?

bởi ThuHa
Kết hôn đồng giới, pháp luật hiện nay thừa nhận hay bác bỏ

Kết hôn đồng giới là vấn đề nhạy cảm rất cao không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới, ngay cả với các nước phát triển. Hiện có hai luồng ý kiến trái chiều gây ra nhiều tranh cãi trong toàn dư luận. Vậy dưới góc độ pháp lý, vấn đề này được xem xét như thế nào? Pháp luật hiện nay thừa nhận hay bác bỏ việc kết hôn đồng giới? Bài viết dưới đây, Luật Sư X sẽ giúp quý vị giải đáp những thắc mắc đó.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Kết hôn đồng giới là gì?

Có lẽ thuật ngữ kết hôn đồng giới đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Thế nhưng khái niệm này vẫn được đề cập ở đây phần nào giúp mỗi người hiểu hơn về những con người thuộc giới tính thứ ba. Qua đó cũng là để thắp lên những niềm tin yêu, thông cảm, sẻ chia, thấu hiểu về họ. Xin nhắc lại theo khoa học đã được thế giới công nhận đồng tính không phải là bệnh. Và không phải bệnh thì không thể chữa được. Trao cho người khác quyền, không có nghĩa là làm mất đi quyền của bạn. Pháp luật mở rộng cơ hội bình đẳng cho nhiều người hơn, nghĩa là xã hội trở nên hạnh phúc hơn. Không ai xâm phạm quyền của ai cả.

Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Người đồng tình chỉ khác về xu hướng tình dục. Nhưng cảm xúc, tình cảm vẫn không khác gì những người nam nữ bình thường. Tình cảm của họ kém bền vững do không được gia đình; xã hội ủng hộ và luật pháp thừa nhận.

Pháp luật không nghiêm cấm nhưng không thừa nhận kết hôn đồng giới

Trước đây, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới. Song, tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã có những thay đổi, chỉnh sửa. Theo đó, bãi bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, về mặt pháp lý nhà nước cũng không thừa nhận đây là cuộc hôn nhân hợp pháp.

Từ quy định trên, có thể thấy pháp luật hiện hành tuy không nghiêm cấm những người đồng tính kết hôn nhưng cũng không thừa nhận việc này. Nếu các cặp đôi đồng tính muốn tiến tới hôn nhân và sống với nhau như vợ chồng; thì về mặt pháp lý cuộc hôn nhân đó không được pháp luật thừa nhận. Có nghĩa là hôn nhân đồng giới không bị ràng buộc bởi các quy định hiện hành về hôn nhân và gia đình. Ví dụ như các quy định về quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản và xác định cha mẹ, con.

Luật hiện hành cũng chưa quy định thêm các hình thức xử phạt nào khác về kết hôn đồng giới. Như vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam, hôn nhân đồng giới không được thừa nhận và không bị xử phạt. Tức không bị cấm nhưng cũng không được thừa nhận.

Kết hôn với người đã chuyển giới có được pháp luật thừa nhận không?

Đăng ký kết hôn với người chuyển giới Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nhà nước không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người có cùng giới tính. Bởi kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, một cá nhân khi đã thực hiện chuyển đối giới tính thì:

  • Có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
  • Có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi.

Theo đó, một người khi đã chuyển đổi giới tính thì sẽ được pháp luật công nhận các quyền nhân thân với giới tính mới. Trong đó có quyền được kết hôn theo quy định của pháp luật. Bởi vậy, một người đã chuyển đổi giới tính muốn đăng ký kết hôn được thì trước hết phải thực hiện thủ tục thay đổi giới tính theo quy định của pháp luật.

Thừa nhận kết hôn đồng giới ở Việt Nam, nên hay không?

Các nước trên thế giới cũng đã có nhiều điều chỉnh để giải quyết vấn đề này. Canada thừa nhận quyền chung sống giữa những người cùng giới tính vào năm 1999; nhưng đến năm 2005 mới thừa nhận hôn nhân này. Pháp thừa nhận quyền chung sống giữa những người cùng giới tính từ năm 1999; đến năm 2013 mới thừa nhận hôn nhân của họ…

Trong xu hướng phát triển của trào lưu thế giới hiện nay. Việc cấm đoán và xử lý hành chính hôn nhân đồng tính là không còn phù hợp. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó việc thừa nhận hôn nhân của họ cũng cần phải được xem xét, cân nhắc, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau với lộ trình, bước đi phù hợp. Không nên can thiệp hành chính vào quyền được sống theo bản dạng giới, khuynh hướng tính dục; cần tôn trọng việc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính cũng như các thỏa thuận của họ trong việc xác lập; giải quyết các vấn đề phát sinh từ cuộc sống chung.

Mời bạn đọc xem thêm bài viết sau:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là quy định giải đáp về việc Kết hôn đồng giới, pháp luật hiện nay thừa nhận hay bác bỏ? Luật Sư X mong muốn được đồng hành quý khách trong mọi khó khăn pháp lý về mặt hồ sơ, thủ tục và các vấn đề pháp lý có liên quan.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Việt Nam có cho phép chuyển giới không?

Căn cứ Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Những quốc gia nào trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng giới?

Hôn nhân đồng giới có thể được thực hiện một cách đơn giản hoặc theo nghi thức tôn giáo. Nhiều cộng đồng tín ngưỡng trên thế giới đã cho phép hai người cùng giới kết hôn hoặc thực hiện hôn lễ cùng giới, ví dụ như: Phật giáo ở Đài Loan, Úc, Nhà thờ ở Thụy Điển, Giáo hội Presbyterian, Do Thái giáo bảo thủ, Giáo hội Thống Nhất Canada..

Kết hôn đồng giới có bị xử phạt hành chính không?

Theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; Hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Thì hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” đã được bãi bỏ.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn?

– Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm