Quốc tịch là thứ thể hiện mối quan hệ hai chiều giữa một đất nước và người dân của đất nước đó. Hiện tại, Mỹ được coi là một quốc gia giàu mạnh, phát triển nhất thế giới. Cùng với đó, người mang quốc tịch Mỹ sẽ nhận được nhiều ưu đãi không chỉ từ chính nước Mỹ mà còn từ thế giới. Đó chính là lý do nhiều người muốn có quốc tịch Mỹ. Tuy nhiên, việc dùng mọi thủ đoạn để có quốc tịch Mỹ lại là hành vi vi phạm và phải bị xử lý. Vậy hành vi kết hôn giả để nhập quốc tịch Mỹ có thể bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Quốc tịch là gì?
Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa cá nhân đối với nhà nước nhất định; biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Quốc tịch mang tính ổn định tương đối và bền vững.
Cơ sở phát sinh quốc tịch
Theo đó, quốc tịch là mối quan hệ giữa quốc gia và người dân của quốc gia đó. Quốc tịch có thể được xác lập dựa trên các cơ sở sau:
- Hưởng quốc tịch do sinh ra.
- Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập: do xin vào quốc tịch; do kết hôn với người nước ngoài; do nhận làm con nuôi người nước ngoài.
- Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn.
- Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch.
Từ đó có thể thấy, kết hôn với người nước ngoài là một trong các căn cứ để xác lập quốc tịch giữa một người với một quốc gia.
Thế nào là kết hôn?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Đây là định nghĩa kết hôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế; kết hôn theo quan niệm của mọi người là một sự kiện được tổ chức linh đình; với mục đích là thông báo cho mọi người xung quanh về việc hai người xác lập quan hệ vợ chồng.
Điều kiện kết hôn
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; điều kiện kết hôn gồm có:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Không kết hôn giả tạo.
- Không có hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
- Không thuộc trường hợp người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
- Không thuộc trường hợp kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Thế nào là kết hôn trái pháp luật?
Cũng theo đó; việc kết hôn trái pháp luật là việc hai bên nam nữ kết hôn mà vi phạm một trong những điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo quy định của pháp luật, kết hôn trái pháp luật sẽ có hậu quả pháp lý là hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, tại thời điểm xử lý việc kết hôn trái pháp luật; hai bên đã đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của pháp luật và hai bên đều muốn tiếp tục quan hệ hôn nhân. Việc kết hôn trái pháp luật sẽ không bị hủy mà sẽ được hỗ trợ để đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật.
Hành vi kết hôn giả để nhập quốc tịch Mỹ
Theo đó, hành vi kết hôn giả để nhập quốc tịch Mỹ; có thể được coi là hành vi kết hôn giả tạo; kết hôn không nhằm mục đích là xây dựng gia đình mà vì mục đích cá nhân.
Trên thực tế, hành vi này rất phổ biến. Bởi việc có được quốc tịch qua hôn nhân dễ dàng hơn rất nhiều so với việc xin quốc tịch; hoặc nhận làm con nuôi người nước ngoài. Bên cạnh đó, hành vi kết hôn giả này lại rất dễ để thực hiện; có thể qua mắt được các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Xử lý đối với hành vi kết hôn giả để nhập quốc tịch Mỹ
Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo đó, hành vi kết hôn giả tạo có thể phải đối mặt với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh; cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Bên cạnh đó, cá nhân vi phạm còn buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi kết hôn “giả”.
Theo quy định của pháp luật Mỹ
Còn theo pháp luật Mỹ, hành vi kết hôn giả để nhập tịch được coi là tội phạm; phải đối mặt với mức phạt tù lên đến 05 năm và phạt tiền lên đến 250.000 USD.
Bên cạnh đó, người có hành vi kết hôn giả còn có thể bị tước visa, trục xuất về nước và bị tước nhiều quyền lợi khác.
Không chỉ vậy, mức phạt này không chỉ giới hạn với người có hành vi vi phạm; mà còn áp dụng với những người có liên đới.
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2 mới nhất theo quy định pháp luật
- Những trường hợp kết hôn trái pháp luật mà không bị hủy việc kết hôn
- Kết hôn khi còn nhỏ, góc nhìn từ pháp luật Mỹ liệu còn quá hở?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Kết hôn giả để nhập quốc tịch Mỹ có thể bị phạt 5 năm tù và 250.000 USD“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lừa người sang Trung Quốc để kết hôn với người bản địa là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý vì tội danh “Mua bán người”. Hiện đây là tội phạm xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bằng những mánh khóe và thủ đoạn tinh vi; kết hợp với tâm lý ham giàu; nhiều cô gái đã bị đẩy đến bước đường cùng; bị gả cho những người đáng tuổi cha tuổi chú; bị hành hà, đánh đập. Có nhiều vụ việc; những cô gái phải trốn về Việt Nam vì hành vi bạo lực của những người chồng Trung Quốc.
Những trung tâm môi giới hôn nhân giữa người Việt Nam và người Hàn Quốc hiện không vi phạm pháp luật theo quy định của luật Việt Nam. Vì theo những trung tâm đó nói, họ chỉ giới thiệu hai người với nhau; còn việc họ kết hôn là hoàn toàn xuất phát từ tự nguyện. Vậy nên, những trung tâm này không vi phạm pháp luật.
Mục đích của việc kết hôn là nhằm xây dựng gia đình. Vậy nên, nếu người Việt Nam và người nước ngoài thông qua môi giới kết hôn thực sự vì mục đích xây dựng gia đình; việc kết hôn này sẽ không phải là việc kết hôn trái pháp luật. Ngược lại, nếu việc kết hôn không thực sự vì mục đích xây dựng gia đình. Ví dụ như một bên kết hôn vì tiền, vì muốn đổi đời; một bên kết hôn vì gia đình ép buộc. Đây sẽ là việc kết hôn trái pháp luật.