Kháng cáo là gì?

bởi Luật Sư X
Kháng cáo là gì?
Như báo chí đã đưa tin, chiều ngày 10/4/2019, bà Diệp Thảo đã có đơn kháng cáo nộp lên Tòa án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đơn bà yêu cầu Tòa án xem xét lại toàn bộ phán quyết của bản án sơ thẩm. Vậy kháng cáo là gì?

Căn cứ:

  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015
  • Nghị quyết 326/2014/UBTVQH

Nội dung tư vấn

1. Kháng cáo là gì?

Bản án được tuyên ở phiên tòa sơ thẩm là bản án chưa có hiệu lực thi hành ngay. Do đó, trong khoảng thời gian là 15 ngày, nếu không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm thì các bên có quyền nộp đơn kháng cáo để yêu cầu xem xét lại bản án đó. Tuy nhiên, Những người có thẩm quyền khác cáo được quy định tại Điều 271 Bộ Luật tố tụng dân sự, cụ thể đó là: 

Điều 271. Người có quyền kháng cáo

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Như vậy, những người khởi kiện và người bị kiện, bên cạnh đó những người đại diện của họ cũng có quyền nộp đơn kháng cáo.

2. Thủ tục kháng cáo

Đơn kháng cáo của đương sự sẽ nộp tới tòa án đã giải quyết sơ thẩm, hoặc có thể nộp lên Tòa án cấp trên trực tiếp để giải quyết. Tuy nhiên, Tòa án có thẩm quyền xem xét, giải quyết những kháng cáo đó là tòa án cấp trên trực tiếp. Ví dụ như nếu bản án được tuyên bởi TAND quận, huyện tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là TAND tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, trong đơn kháng cáo sẽ phải đầy đủ những nội dung như: 

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
  • Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Những nội dung của bản án sơ thẩm bị kháng cáo sẽ được xem xét lại ở phiên tòa phúc thẩm, những nội dung không bị kháng cáo sẽ không được xem xét lại nữa. Khi nhận được đơn kháng cáo thì tòa án sẽ xem xét và ra quyết định chấp nhận đơn hoặc trả lại, yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn kháng cáo. 

Thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày bản án sơ thẩm được tuyên, nếu trường hợp đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc bị xét xử vắng mặt thì thời hạn này sẽ được tính từ thời điểm đương sự nhận được thông tin. Tuy nhiên, một số trường hợp đơn kháng cáo bị quá hạn nhưng tòa án vẫn xem xét và có thể sẽ chấp nhận đơn theo thủ tục quy định tại Điều 275 Bộ Luật tố tụng dân sự như sau:

Điều 275. Kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn

1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

3. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.

3. Án phí và lệ phí tạm ứng án phí của phiên tòa phúc thẩm

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 326/2014/UBTVQH thì mức án phí phúc thẩm cho các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động là 300.000 đồng. Còn đối với các vụ tranh chấp về thương mại thì có án phí là 2 triệu đồng. Về nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm được qui định tại Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:

Điều 148. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm

1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

Bên cạnh đó, người nào nộp đơn kháng cáo thì sẽ có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng án phí và lệ phí phúc thẩm 

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Kháng cáo là gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm