Khi khởi kiện, người kiện cần chú ý những vấn đề gì?

bởi Luật Sư X
Khi khởi kiện, người kiện cần chú ý những vấn đề gì?

Khi có tranh chấp về dân sự, hôn nhân, thương mại, lao động, đất đai… người cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy, thủ tục khởi kiện dân sự cần chú ý những vấn đề gì?

Căn cứ:

  • Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn:

Người khởi kiện vụ án dân sự là người giữ thế chủ động trong vụ kiện bởi khi chuẩn bị khởi kiện, người đó phải lưu ý và quan tâm rất nhiều vấn đề. Trong các vấn đề cần quan tâm, lưu ý; để việc khởi kiện kịp thời, đúng quy định pháp luật; người khởi kiện cần lưu ý những vấn đề sau:

Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

Để xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết, người khởi kiện cần xác định hai vấn đề là xác định vụ việc giải quyết có thuộc thẩm quyền của Tòa án và Tòa án có thẩm quyền giải quyết là cấp tòa án nào.

Ví dụ: Anh A muốn ly hôn đơn phương chị B. Chị B hiện tại đang sống tại huyện X, tỉnh Y, không sống cùng anh A. Trong trường hợp này, áp dụng các Điều 28; 35 và 39 , ta xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn của anh A là Tòa án nhân dân huyện X – nơi chị B đang sinh sống.

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện áp dụng cho mỗi loại vụ việc dân sự là khác nhau. Các loại thời hiệu khởi kiện tranh chấp phổ biến hiện nay là:

 + Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015)

 + Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là: 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2015);

 + Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. (Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015)

– Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:

Hồ sơ khởi kiện là hồ sơ mà người khởi kiện nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án dân sự. Hồ sơ khởi kiện chứa đựng thông tin người khởi kiện, người bị kiện; nội dung vụ kiện, yêu cầu khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo yêu cầu khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

– Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ – HĐTP. Mặc dù đơn khởi kiện đã có mẫu theo quy định pháp luật. Nhưng người khởi kiện cần lưu ý những thông tin không thể thiếu trong đơn khởi kiện là:

 + Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

 + Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

 + Tên, nơi cư trú của người khởi kiện;

 + Tên, nơi cư trú của người bị kiện;

 + Yêu cầu khởi kiện;

 + Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm