Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là đại diện chủ sở hữu, theo quy định của Luật đất đai thì nhà nước trao đất cho cá nhân, cộng đồng dân cư có đủ điều kiện. Hoạt động giao đấtđất diễn ra trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trình tự, thủ tục cụ thể và được thể hiện trong các quyết định. Nhà nước cấp đất để trao quyền cho những người có nhu cầu. Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất, bao gồm cả giao đất có thu tiền và không thu tiền sử dụng đất. Bài viết “Khi nào có quyết định giao đất theo quy định?” dưới đây, Luật sư X xin giới thiệu quyết định quyết định giao đất.
Giao đất là gì?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất gồm giao đất có thu tiền và không thu tiền sử dụng đất.
Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giao đất dựa trên 02 căn cứ theo điều 52 Luật Đất đai năm 2013 như sau: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất.
Chủ thể tham gia vào hoạt động giao đất?
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân muốn được Nhà nước giao đất phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể đó chính là có năng lực pháp luật đất đai, có năng lực hành vi đất đai và trực tiếp tham gia quan hệ giao đất, cho thuê đất, tức họ phải làm đơn xin giao đất gửi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất và trở thành đối tượng được Nhà nước giao đất và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, đối tượng được Nhà nước giao đất chia thành hai nhóm đó chính là giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Chủ thể được giao đất không thu tiền sử dụng đất được quy định tại Điều 54 Luật Đất đai năm 2013 và chủ thể được giao đất mà có thu tiền sử dụng đất được quy định tại Điều 55 Luật Đất đai năm 2013.
Thẩm quyền giao đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, và của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại Điều 59 Luật Đất đai năm 2013.
Khi nào có quyết định giao đất theo quy định?
Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, việc giao đất được thực hiện dựa trên các căn cứ:
“Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”
Việc giao đất căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất. Nhà nước quyết định giao đất còn căn cứ vào việc chấp hành tốt pháp luật về đất đai của người xin giao đất. Mục đích của việc xin giao đất phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rất là quan trọng, vì nó sẽ quyết đến việc sử dụng đất có đạt được hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội hay không. Việc xác nhận nhu cầu sử dụng đất là một yêu cầu bắt buộc của pháp luật đất đai đối với việc giao đất, điều này bảo đảm cho việc phân phối đất đai đúng đối tượng có nhu cầu và có khả năng, điều kiện sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời ngăn chặn tình trạng giao đất tùy tiện.
Khi nào Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất?
Bên cạnh việc tìm hiểu Giao đất là gì? thì vấn đề Khi nào Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cũng cần được quan tâm. Giao đất không thu tiền sử dụng là chính sách của Nhà nước đối với một số đối tượng người sử dụng đất. Để được giao đất thì cần viết đơn xin giao đất gửi ủy ban nhân dân cấp huyện nếu là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu là tổ chức, cơ sở tôn giáo.
Cụ thể các trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013 được quy định tại Điều 54 Luật đất đai 2013 như sau:
“Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
- Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
- Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
- Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.
Khi người sử dụng đất thuộc 05 trường hợp trên có đơn xin giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định giao đất cho các đối tượng trên.
Khi nào Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất?
Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước một khoản tiền nhất đinh. Căn cứ theo điều 55 Luật Đất đai thì Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
“ Điều 55. Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
- Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng”.
Đối với các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất dưới hình thức nộp tiền thuê đất một lần hoặc tham gia đấu giá đất do Nhà nước tổ chức đối với đất dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê mà đã nộp tiền thuê đất một lần bằng với số tiền sử dụng đất phải nộp như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất ở hoặc theo giá đất trúng đấu giá theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003. Trường hợp các đối tượng này có nhu cầu chuyển sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì không phải nộp tiền sử dụng đất. (Khoản 5 Điều 20 Nghị định 45/2014/NĐ-CP)
Mời bạn xem thêm:
- Giao đất và công nhận quyền sử dụng đất khác gì nhau?
- Thời hạn bàn giao đất là bao nhiêu ngày?
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Khi nào có quyết định giao đất theo quy định?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý giá thu hồi đất, bồi thường thu hồi đất,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 thì Thẩm quyền giao đất của các cơ quan nhà nước phụ thuộc vào đối tượng được giao đất và loại đất được giao để sử dụng, cụ thể:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất trong các trường hợp sau đây: Giao đất đối với tổ chức; Giao đất đối với cơ sở tôn giáo; Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất trong các trường hợp sau đây: Giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
Tại Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất, theo đó:
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
Căn cứ Điều 58 Luật này về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư như sau:
Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:
a) Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;
b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan