Xin chào Luật sư X. Tôi có thắc mắc sau, mong được Luật sư giải đáp. Tôi được biết rằng khi lập di chúc, người lập phải đảm bảo đáp ứng các quy định tại Bộ luật Dân sự để di chúc được hợp pháp. Vậy Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc nào có hiệu lực? Di chúc trước có còn hiệu lực không? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Di chúc là gì?
Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Căn cứ các điều từ 627 đến điều 631 của bộ luật dân sự năm 2015 thì:
+ Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng (Điều 627).
+ Di chúc bằng văn bản (điều 628), bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng, Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
+ Di chúc miệng: Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng và sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay, một di chúc được xác định là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể gồm các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Về người lập di chúc:
Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015, người lập di chúc phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên. Tuy nhiên, dù là người đã thành niên hay là người chưa thành niên (từ đủ 15 tuổi trở lên) thì khi lập di chúc, họ đều phải đáp ứng điều kiện minh mẫn, sáng suốt và không bị lừa dối, hay cưỡng ép, đe dọa khi lập di chúc.
Quy định về điều kiện này nhằm đảm bảo di chúc đã được lập có thể phản ánh chân thực nhất nguyện vọng của người chủ sở hữu tài sản trong việc định đoạt tài sản trước khi chết. Nếu di chúc được lập khi người lập di chúc không được minh mẫn, sáng suốt, tức là không đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện việc lập di chúc hay bị người khác ép buộc, gây ảnh hưởng thì nội dung di chúc đó sẽ không thể hiện được nguyện vọng, mong muốn thực sự của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của chính họ trước khi chết.
Điều kiện 2: Về nội dung di chúc:
Về nội dung di chúc, theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, một di chúc sẽ bao gồm những nội dung cơ bản như: ngày, tháng năm lập di chúc; thông tin người lập di chúc; thông tin cá nhân, cơ quan được hưởng di sản; thông tin về di sản và điều kiện hưởng di sản (nếu có) và các nội dung khác.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 630, 631 Bộ luật dân sự năm 2015, một di chúc được xác định là hợp pháp khi nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Điều kiện 3: Về hình thức của di chúc:
Về hình thức của di chúc, theo quy định tại Điều 627, 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc có thể lập thành văn bản hoặc di chúc miệng. Trong đó, di chúc bằng văn bản gồm: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng hoặc di chúc bằng văn bản có công chức hoặc chứng thực.
Với mỗi hình thức lập di chúc thì để một di chúc được xác định là hợp pháp, có hiệu lực trên thực tế, pháp luật đều yêu cầu di chúc đã lập phải đáp ứng các điều kiện nhất định về mặt hình thức.
Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc nào có hiệu lực?
Theo Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
– Đồng thời, khoản 5 Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Như vậy, pháp luật không cấm việc một người lập nhiều di chúc cho nhiều phần tài sản. Trong trường hợp một tài sản được nhắc đến trong nhiều bản di chúc thì bản di chúc sau cùng sẽ được xem là có hiệu lực. Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc cuối có hiệu lực.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng 2014, khi một di chúc được công chứng, chứng thực sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào thực hiện. Như vậy, người lập di chúc cũng có thể sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập bất cứ lúc nào hoặc lập di chúc mới thay thế cho bản cũ.
Thủ tục sửa đổi di chúc đã công chứng như thế nào?
Do sau khi đã công chứng thì người để lại di chúc hoàn toàn có thể sửa đổi, bổ sung di chúc nên căn cứ Luật Công chứng, thủ tục sửa đổi di chúc đã được công chứng thực hiện như sau:
Cơ quan xác nhận việc sửa đổi di chúc đã công chứng
Căn cứ khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014, người có thẩm quyền xác nhận việc sửa đổi, bổ sung di chúc đã công chứng là bất kỳ Công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc.
Tuy nhiên, khi công chứng di chúc, thường nhiều người đều yêu cầu Văn phòng/Phòng công chứng lưu giữ bản chính di chúc nên khi sửa đổi, bổ sung nội dung di chúc thì người lập di chúc phải thông báo cho Phòng/Văn phòng công chứng đang lưu giữ di chúc biết về việc sửa đổi, bổ sung này.
Căn cứ khoản 3 Điều 51 Luật Công chứng, thủ tục sửa đổi, bổ sung di chúc cũng thực chiện tương tự như thủ tục công chứng di chúc. Do đó, nếu người để lại di sản muốn sửa đổi, bổ sung di chúc thì cần thực hiện theo thủ tục sau đây:
Hồ sơ cần chuẩn bị
– Phiếu yêu cầu công chứng.
– Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn…
– Di chúc (bản chính) …
Thời gian thực hiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người lập di chúc liên hệ tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu công chứng di chúc sửa đổi. Tại đây, Công chứng viên sẽ giải thích rõ cho người để lại di sản quyền, nghĩa vụ của mình khi sửa đổi, bổ sung di chúc.
Sau khi giải thích và nhận được sự đồng ý của người lập di chúc đồng thời kiểm tra hồ sơ, tài liệu đều hợp lệ thì Công chứng viên hướng dẫn người để lại di chúc ký vào từng trang trong dự thảo di chúc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế…
Sau khi người để lại di sản ký tên, công chứng viên kiểm tra giấy tờ và ký xác nhận nội dung sửa đổi, bổ sung. Thời gian từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả là 02 ngày làm việc. Nếu có nội dung phức tạp cần phải xác minh thì thời gian này là không quá 10 ngày làm việc.
Phí, lệ phí phải nộp
Theo Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng sửa đổi, bổ sung di chúc là 40.000 đồng/trường hợp.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Bài thu hoạch cảm tình đảng 2015
- Quy định pháp luật về giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc nào có hiệu lực?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin cấp phép bay flycam, tải xuống mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu có yêu cầu, người lập di chúc hoàn toàn có thể chọn công chứng hoặc chứng thực di chúc. Đồng nghĩa, di chúc có thể không cần công chứng nhưng vẫn có hiệu lực nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự
Theo quy định, phí công chứng di chúc là 50.000 đồng.
Ngoài việc trả phí theo quy định trên, người lập di chúc phải trả thù lao công chứng và các khoản chi phí khác và khoản thù lao được văn phòng công chứng niêm yết và công khai nguyên tắc tính chi phí công chứng và có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, phí chứng thực di chúc là 50.000 đồng/di chúc.