Pháp luật đã có những quy định cụ thể về con dấu của doanh nghiệp. Khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực đã ảnh hưởng khá nhiều đến quy định này. Vì vậy các doanh nghiệp cần tìm hiểu và sư dụng đúng pháp luật bởi nếu không sẽ xảy ra tranh chấp và khi đó các bên phải ra Tòa. Một trong các tranh chấp thường thấy là chiếm đoạt con dấu. Như vậy, khởi kiện tranh chấp con dấu của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015);
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
Nội dung tư vấn
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp con dấu của doanh nghiệp
Điều 319 Luật Thương mại 2005 quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp con dấu là 02 năm. Thời hiệu này được tính từ từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của bị xâm phạm.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp con dấu của doanh nghiệp
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp con dấu của doanh nghiệp
- Đơn khởi kiện đòi lại con dấu;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh con dấu bị chiếm đoạt;
- Giấy chứng nhận mẫu con dấu hiện hành;
- Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho người khác phải có giấy uỷ quyền kèm theo;
- Các giấy tờ như chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…
Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Theo khoản 1 Điều 35 BLTTDS thì Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khởi kiện tranh chấp con dấu, trừ trường hợp những tranh chấp có đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài.
Theo Điều 37 và Điều 38 BLTTDS thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp con dấu mà có đương sự hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài
Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ
Điều 39 BLTTDS 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
- Khi các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.
Thẩm quyền Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Điều 40 BLTTDS 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn như sau:
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng;
- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
Án phí phải nộp khi khởi kiện tranh chấp con dấu của doanh nghiệp
Án phí phải nộp khi khởi kiện tranh chấp con dấu của doanh nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, cụ thể như sau:
Án phí của tranh chấp kinh doanh thương mại sơ thẩm
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch mức án phí là 3.000.000 đồng.
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch mức án phí cụ thể như sau:
- Tranh chấp từ 60.000.000 đồng trở xuống: 3.000.000 đồng.
- Tranh chấp từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% của giá trị tranh chấp.
- Tranh chấp từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
- Tranh chấp từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.
- Tranh chấp từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.
- Tranh chấp từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Như vậy, án phí phải nộp khi khởi kiện tranh chấp con dấu của doanh nghiệp còn tùy thuộc vào giá trị tranh chấp đó.
Án phí của tranh chấp kinh doanh thương mại phúc thẩm
Án phí của tranh chấp kinh doanh thương mại phúc thẩm là 2.000.000 đồng.
Thời hạn giải quyết
Điều 203 BLTTDS 2015 quy định thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp con dấu doanh nghiệp như sau:
- Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 01 tháng.
- Thời hạn mở phiên tòa là 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Có thể bạn quan tâm
- Bình luận về các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại
- Tại sao Tòa án từ chối thụ lý tranh chấp thương mại thỏa thuận trọng tài?
- Tranh chấp thương mại là gì? Đặc điểm tranh chấp thương mại?
- Làm thế nào xác định đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Lỗi đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường găp
Điều 319 Luật Thương mại 2005 quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp con dấu là 02 năm. Thời hiệu này được tính từ từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của bị xâm phạm.
– Đơn khởi kiện đòi lại con dấu;
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh con dấu bị chiếm đoạt;
– Giấy chứng nhận mẫu con dấu hiện hành;
– Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho người khác phải có giấy uỷ quyền kèm theo;
– Các giấy tờ như chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…
– Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 01 tháng.
– Thời hạn mở phiên tòa là 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.