Không khai báo y tế sẽ bị xử phạt như thế nào?

bởi Hải Đinh
Xử phạt không khai báo y tế

Để phòng trống dịch bệnh covid-19, người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch mà cơ quan nhà nước quy định. Trong đó, người dân cần tiến hành khai báo y tế theo đúng quy định. Xoay quanh vấn đề về xử phạt không khai báo y tế này, Luật Sư X nhận được nhiều câu hỏi thắc mắc từ quý khách. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua câu hỏi cụ thể của bạn Nguyễn Qúy H như sau:

” Thưa luật sư, gần đây em thấy tình trạng nhiều người trở về từ vùng dịch, hay tiếp xúc với người mắc bệnh covid-19, nhưng không khai báo y tế. Vậy luật sư cho em hỏi : Xử phạt không khai báo y tế như thế nào? Không khai báo y tế có bị đi tù không? Mong luật sư giải đáp”

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
  • Quyết định số 219/QĐ-BYT năm 2020
  • Công văn số 45/TANDTC-PC

Khai báo y tế là gì?

Khai báo y tế được hiểu là việc bạn cung cấp thông tin y tế cá nhân cho đơn vị nhằm mục đích kiểm soát bệnh tật.

Căn cứ trên thông tin được cập nhật; cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân. Sau đó kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết. Và chú trọng những trường hợp có yếu tố nguy cơ lây nhiễm. Xử phạt không khai báo y tế sẽ đặt ra khi bạn không tiến hành khai báo y tế theo quy định.

Không khai báo y tế bị xử phạt thế nào?

Xử phạt hành khi khi không khai báo y tế

Quyết định số 219/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 29 tháng 01 năm 2020. Đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm A .

Do đó, nếu bạn không khai báo theo y tế theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo mức phạt quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP .

Cu thể: Nếu bạn không khai báo y tế theo quy định sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu thực hiện 1 trong các hành vi sau đây:

  • Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân; hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
  • Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
  • Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Ngoài ra, nếu bạn vi phạm quy định về phòng lây bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bạn sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Cụ thể đối với các hành vi không khai báo; hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế.

Xử phạt hình sự khi không khai báo y tế

Xử phạt tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm

Theo Điều 1 Công văn số 45/TANDTC-PC về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Nếu bạn đã được thông báo mắc bệnh; hoặc nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 được thông báo cách ly. Nhưng bạn thực hiện không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. Để hậu quả là gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác.

Thì hành vi của bạn bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”. Xử phạt hình sự khi không khai báo y tế theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240; và xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.

Mức 1

Theo đó, nếu không thực hiện khai báo y tế theo quy định. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Mức 2

Nếu bạn vi phạm một trong các trường hợp sau đây. Thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Làm chết người.
Mức 3

Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây, thì bạn bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

  • Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
  • Làm chết 02 người trở lên.

Ngoài ra

Bạn còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xử phạt về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người

Theo Điều 2 Công văn số 45/TANDTC-PC. Nếu bạn chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

Kết quả là gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên. Do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh . Thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295:

Cụ thể, bạn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Thậm chí mức phạt có thể lên đến 12 năm tù.

Ngoài ra, bạn còn có thể bị phạt tiền bổ sung từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, để tránh bị xử phạt không khai báo y tế. Bạn nên tiến hành khai báo y tế đúng theo quy định, trung thực và không gian rối những thông tin cần thiết.

Câu hỏi thường gặp

Khi khai báo y tế cần khi báo những thông tin gì của bản thân?

1. Khi khai báo y tế bạn sẽ kê khai các thông tin cơ bản, ngắn gọn về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng sức khỏe; và yếu tố dịch tễ của mình trong vòng 14 ngày qua.
2. Các thông tin về sức khỏe liên quan đến Covid-19 gồm các triệu chứng về hô hấp; ho, sốt, đau rát họng, khó thở, tức ngực,…
3. Các thông tin về dịch tễ gồm sự đi, đến; hoặc trở về từ vùng có dịch Covid-19, tiếp xúc gần với người bệnh; tiếp xúc gián tiếp với người tiếp xúc gần, sử dụng các phương tiện công cộng (máy bay, tàu, xe) nhưng không đeo khẩu trang.

Vi phạm khai báo y tế những chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác có bị phạt không?

Trường hợp bạn vi phạm nhưng chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác, bạn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng về hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A”

Cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo điều 10 của nghị định 176/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Khi bạn từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng .

Thông tin liên hệ

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Để biết thêm thông tin chi tiết; nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị xử phạt thế nào?

Nhân viên y tế chết có được bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine không?

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm