Không nhận thừa kế có phải trả nợ thay cho cha mẹ đã chết?

bởi Luật Sư X

“Công cha như núi thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Từ bao đời nay, con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ là lẽ thường. Nhưng đường đời vạn biến, nhiều người cha, người mẹ ra đi để lại những khoản vay nợ, chưa trả. Pháp luật quy định; nghĩa vụ trả nợ phải được đảm bảo kể cả khi người đó chết bằng di sản và con cái phải thực hiện thay nghĩa vụ đó. Trường hợp này liệu rằng con cái không nhận thừa kế có phải trả nợ thay cho cha mẹ đã chết? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của LSX!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Di sản thừa kế là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống; tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Đồng thời; theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế; cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Trường hợp không nhận thừa kế từ cha mẹ

Việc chết đi để lại di sản thừa kế là hoạt động được pháp luật công nhận. Đối với người thừa kế là cá nhân thì cá nhân đó phải còn sống hoặc thành thai trước khi người để lại di sản chết. Đối với người thừa kế là tổ chức thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Việc thừa kế được hợp pháp hóa thông qua hai phương thức. 

Thứ nhất, thừa kế theo di chúc: Việc thừa kế theo di chúc đồng nghĩa với việc thừa kế theo di nguyện của người chết.

Thứ hai, thừa kế theo pháp luật: đây là trường hợp khi người để lại di sản không lập di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên; phòng trừ những trường hợp có sự bất bình đẳng khi chia tài sản; nên tại Điều 610 Bộ luật Dân sự mới nhất 2015 có quy định các trường hợp con không được hưởng thừa kế của cha mẹ để lại:

  • Từ chối nhận di sản thừa kế 
  • Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ; xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản;
  • Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần; hoặc toàn bộ phần di sản mà người đó được hưởng;
  • Lừa dối, cưỡng ép; hoặc ngăn cản người để lại di sản lập di chúc, giả mạo, sửa chữa, hủy, che giấu di chúc; nhằm hưởng một phần; hoặc toàn bộ di sản trái với mong muốn của người để lại di sản…

Không nhận thừa kế có phải trả nợ thay cho cha mẹ đã chết?

Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ của con cái. Trong đó, không hề có quy định con cái không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho cha mẹ. Tuy nhiên, lại có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho cha mẹ  khi nhận thừa kế từ cha mẹ. Cụ thể hóa tại Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015: 

“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Như vậy; trong phạm vi di sản được hưởng, con phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do cha mẹ để lại tương ứng trừ phi có thỏa thuận khác. Trường hợp không nhận thừa kế thì không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, nếu người con không được từ chối nhận di sản chỉ vì muốn trốn tránh nghĩa vụ trả nợ do cha mẹ đã chết để lại là hành vi vi phạm pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư X


Trên đây là nội dung tư vấn về Không nhận thừa kế có phải trả nợ thay cho cha mẹ đã chết?

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phân chia di sản thừa kế theo di chúc như thế nào?

Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc, tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó.

Có được từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc không?

Về việc từ chối nhận di sản, Điều 620 Bộ luật Dân sự quy định:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản; trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;

Thừa kế theo di chúc là gì?

Từ khái niệm di chúc và các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế theo di chúc có thể hiểu: Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo quyết định của người để lại di sản trước khi chết thể hiện qua di chúc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm