Kinh doanh Cafe đường tàu có hợp pháp hay không?

bởi Luật Sư X

Cà phê đường tàu những ngày gần đây nổi lên như một địa điểm sống ảo yêu thích của khách du lịch. Những quán cà phê nằm sát ngay đường ray chỉ cần với tay là có thể chạm tới đoàn tàu đang chạy qua. Vậy việc mở quán cafe đường tàu có hợp pháp? Mức chế tài nào dành cho quán cà phê “thách thức tử thần” này? Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc như sau.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt;

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nội dung tư vấn

Việc hoạt động của các quán cafe đường tàu có hợp pháp?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Nghị định 56/2018/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thì chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị được tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt ra mỗi bên 3m.

Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường không đào; không đắp tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra được xác định như sau:

  • Đường sắt tốc độ cao là 7,5m;
  • Đường sắt đô thị là 5,4m;

    Đường sắt còn lại là 5,6 mét.
  • Còn phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường đào; nền đường đắp xác định theo:
  • 5m tính từ chân nền đường đắp hoặc mép đỉnh nền đường đào;
  • 3m tính từ mép ngoài rãnh dọc hay mép ngoài rãnh đỉnh của nền đường hoặc mép ngoài của công trình phòng hộ, gia cố đối với nền đường có rãnh dọc hay rãnh đỉnh, có công trình phòng hộ, gia cố của nền đường.

Trong trường hợp có sự chồng lấn hành lang an toàn giao thông đường sắt với hành lang an toàn đường bộ; phải phân định ranh giới theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn giao thông đường sắt; nhưng không được chồng lên công trình đường bộ.

Như vậy, để đảm bảo an toàn khoảng cách an toàn đường sắt ít nhất tối thiểu xấp xỉ 9m và đương nhiên; đối với việc hoạt động của những quán cafe chỉ cần với tay thôi cũng tới thân tàu đang chạy là bất hợp pháp.

Hành vi hoạt động bất hợp pháp của các quán cafe đường tàu sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có thể thấy những quán cà phê đường tàu nằm ngay liền kề đường ray; thậm chí có những khi còn bày bán ngay trên đường ray, việc làm này hết sức nguy hiểm. Hiện nay luật quy định mức phạt đối với hành vi này cụ thể như sau:

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi mua bán hàng hóa trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt sẽ bị phạt, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng – 500 nghìn đồng đối với cá nhân, từ 600 nghìn đồng – 1 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt chỉ là cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa 1 triệu đồng đối với hành vi “đùa giỡn tử thần” liệu có đủ sức răn đe? Phải chăng do mức phạt còn quá nhẹ nên tình trạng này diễn ra kéo dài, bị xử lý xong các quán cà phê này lại tiếp tục hoạt động. Thiết nghĩ cần phải có những hình thức xử phạt bổ sung hoặc nâng mức phạt để hạn chế hoạt động kinh doanh này trong thời gian sắp tới. 

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Câu hỏi thường gặp

Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ đâu?

a) Đường sắt tốc độ cao: Trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét. Đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép;
b) Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 03 mét.

Khi nào được tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt

Tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt được xem xét tháo dỡ trong các trường hợp sau:
1. Hoạt động của tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt ảnh hưởng đến bí mật quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia.
2. Tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt không còn phù hợp với quy hoạch tuyến, ga đường sắt đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khoảng không của đường sắt phải đảm bảo chiều cao thế nào?


1. Đối với đường sắt khổ 1000 milimét là 5,3 mét;
2. Đối với đường sắt khổ 1435 milimét là 6,55 mét;
3. Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,7 mét;
4. Đối với tuyến đường sắt đô thị là 6,3 mét áp dụng phương thức lấy điện trên cao; 4,3 mét đối với tuyến đường sắt đô thị áp dụng phương thức lấy điện từ ray thứ ba;

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm