Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong gửi câu hỏi được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể tôi có nhu cầu làm việc cùng lúc 2 công ty để đảm bảo khoản chi tiêu của gia đình mình, tôi thắc mắc rằng pháp luật có cho phép cùng lúc có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động hay không? Nếu có, khi làm 2 công ty đóng bảo hiểm thế nào? Tôi sẽ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ra sao? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi, LSX sẽ giải đáp thắc mắc tại nội dung dưới đây đến bạn, mời bạn đọc theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Giao kết cùng lúc nhiều hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật không?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Việc thực hiện giao kết hợp đồng dân sự sẽ cần dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Vậy khi giao kết cùng lúc nhiều hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật không?
Tại Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Điều 10. Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.”
Đồng thời, tại Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định:
“Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động
1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.”
Như vậy, có thể thấy rằng người lao động được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động và bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm, đây là quyền của người lao động.
Người lao động có thể làm việc cùng lúc ở nhiều công ty theo quy định tại Điều 19 nêu trên nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết với từng người sử dụng lao động.
Tức là ở đây không hạn chế việc bạn ký hợp đồng lao động với nhiều Công ty, nhưng bạn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động với từng công ty.
Giao kết cùng lúc nhiều hợp đồng lao động cần lưu ý điều gì?
Hiện nay, nhiều người lao động có nhu cầu làm việc cùng lúc tại 2 công ty, doanh nghiệp khác nhau. Theo phân tích nêu trên có thể thấy rằng người lao động có thể thực hiện giao kết cùng lúc nhiều hợp đồng lao động, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được vấn đề khi giao kết cùng lúc nhiều hợp đồng lao động cần lưu ý điều gì?
Việc giao kết cùng lúc nhiều hợp đồng lao động dựa vào việc tự nguyện căn cứ tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”
Quy định theo Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.”
Cùng với đó tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.”
Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động người lao động cần chú ý về việc cung cấp thông tin cá nhân của mình cho người sử dụng lao động
Làm 2 công ty đóng bảo hiểm thế nào?
Đóng BHXH bắt buộc
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên bắt buộc phải tham gia BHXH.
Trường hợp ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, người lao động chỉ phải đóng BHXH theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên (theo khoản 4 Điều 85 Luật BHXH năm 2014).
Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 41 Luật này, người lao động sẽ không phải đóng tiền vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Khi ký hợp đồng với nhiều công ty, người lao động sẽ được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã ký.
Đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 và quy định về hợp đồng lao động tại Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Cũng theo Điều này, trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động sẽ tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Đóng bảo hiểm y tế
Theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014, người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.
Căn cứ Điều 13 Luật này, nếu có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Làm 2 công ty đóng bảo hiểm thế nào chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm 2 công ty đóng bảo hiểm thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa an. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Câu hỏi thường gặp:
Hằng tháng, người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp số tiền tương ứng:
Mức đóng = 0,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động
+ Tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được ghi nhận cụ thể tại hợp đồng lao động.
+ Tiền lương đóng BHXH tối đa = 20 lần mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.
Mỗi tháng, người lao động sẽ phải đóng như sau:
Mức đóng = 1% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
+ Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
+ Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa = 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Hàng tháng, người lao động sẽ phải đóng tiền vào quỹ bảo hiểm y tế với mức sau:
Mức đóng = 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
+ Tiền lương đóng BHXH bắt buộc bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được ghi nhận cụ thể tại hợp đồng lao động.
+ Tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa = 20 lần mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.