Làm Căn cước công dân muộn có bị phạt hay không?

bởi
Làm Căn cước công dân muộn có bị phạt hay không?

Cấp, đổi thẻ căn cước công dân đang là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Khi mà có rất nhiều vướng mắc của người dân về vấn đề này, trong đó là việc làm Căn cước công dân muộn có bị phạt hay không? Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này.

Câu hỏi nhận được: 

Xin chào luật sư, hiện nay tôi đã 24 tuổi nhưng vẫn chưa làm Căn cước công dân. Vậy xin hỏi luật sư là tôi có bị phạt hay không?

LSX xin trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Căn cước công dân năm 2014.
  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn về làm Căn cước công dân muộn

1. Quy định pháp luật về Căn cước công dân

1.1. Căn cước công dân là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014 có ghi: “Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.” Như vậy, có thể hiểu thẻ Căn cước công dân bao gồm các thông tin cá nhân, là giấy tờ tùy thân của công dân để công dân thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ quốc gia.

Làm Căn cước công dân muộn gây khó khăn cho công dân xuất trình thẻ khi cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra căn cước và các thông tin trên thẻ. Đồng thời, được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong dữ liệu quốc gia và dữ liệu chuyên ngành.

1.2. Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân

Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân là:

  • Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
  • Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Như vậy, độ tuổi đủ điều kiện để được cấp thẻ Căn cước công dân là từ đủ 14 tuổi. Và pháp luật cũng không yêu cầu bắt buộc phải làm thẻ từ độ tuổi quy định.

Xem thêm: Thủ tục làm thẻ Căn cước công dân.

1.3. Giá trị của thẻ Căn cước công dân

Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu. Trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định theo pháp luật. Được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ.

Nhà nước bảo hộ quyền; lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, nếu làm Căn cước công dân muộn sẽ hạn chế các quyền lợi công dân theo quy định pháp luật.

2. Vậy làm Căn cước công dân muộn có bị phạt không?

2.1. Không bắt buộc về độ tuổi phải làm Căn cước công dân

Việc làm Căn cước công dân không có quy định cụ thể về bắt buộc phải làm ở độ tuổi nhất định. Luật chỉ có quy định về  độ tuổi được cấp là từ đủ 14 tuổi. Như vậy, nếu bạn 24 tuổi mà vẫn chưa làm Căn cước công dân thì không vi phạm pháp luật. Cũng không bị phạt vì làm Căn cước công dân muộn ở độ tuổi này do luật không quy định.

2.2. Xử phạt hành chính nếu không có Căn cước công dân

Tuy nhiên, việc không có Căn cước công dân sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn và bị hạn chế quyền lợi khi thực hiện các giao dịch dân sự. Bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 9 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;

c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

…”

Vậy nên, việc làm Căn cước công dân càng sớm càng tốt. Không chỉ giúp thuận tiện cho bạn trong các giao dịch cần thiết mà còn tránh được những rắc rối không đáng có. Việc làm Căn cước công dân muộn có thể khiến khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu quốc gia. Và bạn thậm chí sẽ bị xử phạt hành chính vì không có thẻ Căn cước công dân.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề làm Căn cước công dân muộn có bị phạt hay không. Hy vọng đã giúp bạn có thể hiểu rõ thêm về vấn đề này. Để biết thêm thông tin chi tiết truy cập Hỏi đáp pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân?” answer-0=” Bước 1: Điền vào tờ khai theo mẫu quy định; Bước 2: Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định để kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định. Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục; Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục; Bước 5: Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định của Luật; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát. ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Thời hạn cấp thẻ Căn cước công dân?” answer-1=”1.Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; 2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp; 3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp; 4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. ” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Thẩm quyền cấp thẻ Căn cước công dân?” answer-2=”Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm