Nhiều người dân trong lúc nóng nảy đã đánh chết chó nhà hàng xóm do cắn gà nhà mình. Vậy làm chết chó nhà hàng xóm có phải bồi thường không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Pháp luật quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Tài sản bị thiệt hại ở đây bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Xem thêm: Người gây thiệt hại chết thì đòi ai bồi thường?
Làm chết chó nhà hàng xóm có phải bồi thường không?
Theo quy định pháp luật, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Căn cứ vào các quy định trên, thì con chó được xem là tài sản (tồn tại dưới hình thức là vật) thuộc quyền sở hữu của người hàng xóm.
Khi làm chết con chó thì người làm chó chết phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hàng xóm (chủ sở hữu của vật nuôi). Tuy nhiên, người hàng xóm cũng có lỗi trong việc không trông chừng hay thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho mọi người khi nuôi chó, như: không xích giữ chó, không đeo rọ mõm cho chó…. Khi con chó bị đánh chết gây thiệt hại về tài sản cho người khác người hàng xóm cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại giá trị tương đương.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại, thì có thể gửi đơn khởi kiện đến TAND có thẩm quyền để được giải quyết.
Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2015; thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng;
khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút…
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Chó được coi là tài sản, vì vậy mà khi làm chết chó đã làm căn cứ phát sinh trách nhiệm thiệt hại.
Do đó mà việc làm chết chó nhà hàng xóm phải bồi thường thiệt hại.