Hiện nay, việc đi nước ngoài đã quá phổ biến, nhiều người đi du học, đi làm việc, đi công tác, có những người thì đi du lịch. Theo quy định pháp luật của các nước hiện nay, muốn xuất cảnh cần phải có hộ chiếu ngoài ra cần phải có cả visa. Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ hướng dẫn quy định của pháp luật Việt Nam về làm hộ chiếu đi nước ngoài năm 2022. Hãy cùng tham khảo bài viết này và hy vọng sẽ giúp ích được cho những người đang có ý muốn đi nước ngoài.
Căn cứ pháp lý
Các loại hộ chiếu đi nước ngoài
Hiện tại Việt Nam hiện nay có 3 loại hộ chiếu, cụ thể gồm:
- Hộ chiếu công vụ
- Hộ chiếu ngoại giao
- Hộ chiếu phổ thông
Thời hạn của mỗi loại hộ chiếu kể trên không giống nhau.
Làm hộ chiếu đi nước ngoài năm 2022 như thế nào?
Làm hộ chiếu cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Trường hợp thông thường (người làm hộ chiếu đủ 14 tuổi trở lên)
- 1 tờ khai xin đề nghị xin cấp hộ chiếu. Hoàn thanh đầy đủ và chính xác các yêu cầu trong tờ khai. Sau đó bạn cần phải xin xác nhận của công an xã, phường nơi mà bạn có hộ khẩu thường trú.
- Sổ hộ khẩu (1 bản sao kèm theo bản chính để phục vụ công tác đối chiếu).
- Thẻ căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân (1 bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu).
- 4 ảnh chụp cỡ 4 x 6 cm. Anh chụp phải đáp ứng điều kiện: không chụp quá 6 tháng, nền trắng, tóc tai vấn gọn gàng, không đeo kính, áo có cổ. Ở cơ quan nhà nước phụ trách làm hộ chiếu cho công dân có cung cấp dịch vụ chụp ảnh. Bạn có thể chụp tại đây để đảm bảo ảnh hợp lệ 100%. Tuy nhiên giá cả có thể sẽ đắt hơn một chút.
- Sổ tạm trú nếu bạn là người ngoại tỉnh.
Trường hợp dưới 14 tuổi
Khi người xin cấp hộ chiếu dưới 14 tuổi thì với bất kỳ cách làm hộ chiếu đi nước ngoài nào cũng cần phải đáp ứng đủ thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em, bao gồm các giấy tờ sau:
- 1 tờ khai đề nghị xin cấp hộ chiếu, tờ khai này bắt buộc phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người xin cấp hộ chiếu thường trú.
- 2 ảnh chụp cỡ 4 x 6 cm. Đáp ứng điều kiện: không chụp quá 3 tháng, nền trắng, tóc tai vấn gọn gàng, không đeo kính, áo có cổ.
- Chứng minh thư của người đi làm hộ chiếu thay trẻ.
- Số hộ khẩu bản gốc hoặc bản sao.
- Sổ tạm trú nếu bạn là người ngoại tỉnh.
Trường hợp bố mẹ đã có hộ chiếu và muốn bổ sung thêm trẻ vào hộ chiếu của mình
- 1 tờ khai xin cấp hộ chiếu, tờ khai cần phải có xác nhận của xã, phường nơi gia đình thường trú, kèm theo ảnh của trẻ. Ảnh phải được đóng dấu giáp lai.
- 1 bản sao giấy khai sinh của trẻ (kèm bản chính để phục vụ công tác đối chiếu).
- 2 ảnh của trẻ cỡ 3×4 cm. Đáp ứng điều kiện: không chụp quá 3 tháng, nền trắng, tóc tai vấn gọn gàng, không đeo kính, áo có cổ.
- 1 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước của bố mẹ (kèm bản chính để phục vụ công tác đối chiếu).
- 1 bản sao sổ hộ khẩu (kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Sổ tạm trú nếu bạn là người ngoại tỉnh.
Trường hợp bố/mẹ chưa có hộ chiếu và xin cấp mới hộ chiếu của bố/mẹ ghép chung trẻ
Trường hợp này thường xảy ra khi bố/mẹ của trẻ là người ngoại tỉnh và chỉ có hộ khẩu tạm trú. Khi đó, cần các giấy tờ sau:
- 1 tờ khai xin cấp hộ chiếu, tờ khai cần phải có xác nhận của xã, phường nơi gia đình thường trú kèm theo ảnh của trẻ. Ảnh phải được đóng dấu giáp lai.
- 1 bản sao giấy khai sinh của trẻ (kèm bản chính để phục vụ công tác đối chiếu).
- 2 ảnh của bố/mẹ cỡ 4×6. Ảnh của bố mẹ đáp ứng điều kiện: không chụp quá 6 tháng, nền trắng, tóc tai vấn gọn gàng, không đeo kính, áo có cổ.
- 2 ảnh của trẻ cỡ 3×4 cm. Ảnh của trẻ
- Đáp ứng điều kiện: không chụp quá 3 tháng, nền trắng, tóc tai vấn gọn gàng, không đeo kính, áo có cổ.
- 1 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước của bố/mẹ (kèm bản chính để phục vụ công tác đối chiếu).
- 1 bản sao sổ tạm trú (kèm theo bản chính để đối chiếu). Nếu bạn là người ngoại tỉnh.
Cách làm hộ chiếu đi nước ngoài như thế nào?
Đối với các cách làm hộ chiếu đi nước ngoài thì quy trình làm hộ chiếu gồm có 3 bước, cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trong những trường hợp cụ thể đã được nhắc đến ở phần trước
Bước 2: Nộp hồ sơ và nộp lệ phí. Bạn có thể nộp hồ sơ tại 2 địa chỉ sau:
- Phòng quản lý xuất nhập cảnh của công an tỉnh hoặc thành phố (trực thuộc trung ương).
- Cục quản lý xuất nhập cảnh, địa chỉ cụ thể tại số 74 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
- Lệ phí làm hộ chiếu là 200.000đ/ quyển.
- lệ phí làm visa cho bố mẹ ghép chung với con là 250.000 đồng/ quyển.
- Lệ phí cấp lại hộ chiếu do bị hỏng hoặc mất là 400.000 đồng/ quyển.
- Lệ phí gia hạn visa là 100.000 quyển.
Bước 3: Đợi nhận hộ chiếu. Thời gian chờ khoảng 5 – 8 ngày làm việc.
Bạn nộp hồ sơ ở địa chỉ nào thì sẽ nhận kết quả ở địa chỉ đó. Hay nói cách khác, những địa chỉ này cũng chính là chỗ làm passport/nơi cấp hộ chiếu.
Nếu không có thời gian bạn đến nhận hộ chiếu, bạn có thể sử dụng dịch vụ chuyển phát hộ chiếu tận nhà.
Nơi nộp hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông trong nước ở đâu?
Theo Khoản 3, Khoản 4, Khoản 4 Điều trên có quy định như sau:
3. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
4. Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
d) Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.
5. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Làm hộ chiếu đi nước ngoài năm 2022 như thế nào?”. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về làm sổ đỏ, tách sổ đỏ, chuyển đất ruộng sang đất ở, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, ghi chú kết hôn ở việt nam…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?
- Hộ chiếu hết hạn khi đang ở nước ngoài thì phải làm sao?
- Tại sao sổ đỏ không thể hiện đường đi hay không có lối đi?
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2016/TT-BCA quy định: Người đề nghị cấp hộ chiếu mới (cấp lần đầu, cấp lại khi hộ chiếu hết hạn) nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú.
Theo quy định của Bộ Tài chính, lệ phí cấp hộ chiếu là: – 200.000 vnđ đối với trường hợp đề nghị cấp lần đầu hoặc cấp lại hộ chiếu; – 400.000 vnđ đối với trường hợp đề nghị cấp lại hộ chiếu do bị mất hoặc bị hư hỏng. Ngoài khoản lệ phí nêu trên, người đề nghị cấp hộ chiếu không phải nộp thêm bất kỳ một khoản nào khác.
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 07/2016/TT-BCA thì Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
Trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân do thay đổi thông tin ghi trên thẻ Căn cước công dân mà thông tin đó chưa có hoặc chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu.
Thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân;
Công dân nộp lệ phí đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định.