Tội ác chống hòa bình, tội ác chống loài người và tội phạm chiến tranh luôn là tội ác mà cả thế giới ra sức ngăn chặn, bảo đảm hòa bình thế giới. Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, tội làm lính đánh thuê là tội phạm thuộc nhóm tội phạm chống hòa bình, tội phạm chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI. Tuy nhiên, từ “lính đánh thuê” không được giải thích rõ ràng trong Bộ luật Hình sự. Cùng tìm hiểu về tội phạm lính đánh thuê trong bài viết “Làm lính đánh thuê bị phạt tù bao nhiêu năm theo quy định?” sau đây nhé!
Lính đánh thuê là gì?
Tại Điều 1 Công ước quốc tế chống lại việc tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê, 1989 có quy định như sau:
Với mục đích của Công ước này,
1. Một lính đánh thuê là bất kỳ người nào:
a. Được tuyển mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài để chiến đấu trong một cuộc xung đột vũ trang;
b. Được đặt động cơ để tham gia chiến sự chủ yếu bởi mong muốn cá nhân và, trên thực tế, được hứa hẹn, bởi hoặc thay mặt một bên trong một cuộc xung đột, bồi thường vật chất cơ bản vượt quá mức hứa hẹn hoặc trả tiền cho các chiến binh của cùng cấp bậc và chức năng tương tự như trong lực lượng vũ trang của bên đó;
c. Không phải là công dân của một quốc gia của các bên trong cuộc xung đột cũng không phải là cư dân của lãnh thổ được kiểm soát bởi một bên trong cuộc xung đột;
d. Không phải là một thành viên của lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột; và
e. Không được gửi bởi một quốc gia không là một bên trong cuộc xung đột thực hiện chính thức như là một thành viên của lực lượng vũ trang của nó.
2. Một lính đánh thuê cũng là bất kỳ người nào, trong bất kỳ tình huống nào khác mà:
a. Được tuyển mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài với mục đích tham gia vào một hành động bạo lực phối hợp nhằm:
i. lật đổ một Chính phủ, hay phá hoại trật tự hiến pháp của một quốc gia; hoặc
ii. phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia;
b. Động cơ để tham gia chủ yếu bởi mong muốn có được thông tin quan trọng và / hoặc thanh toán bồi thường vật chất;
c. Không là công dân của một quốc gia và cũng không phải là một cư dân của quốc gia dựa vào đó như một hành động là đạo diễn;
d. Không được gửi bởi một quốc gia thi hành công vụ; và
e. Không phải là thành viên của lực lượng vũ trang của quốc gia trên lãnh thổ có các hành động được thực hiện.
Như vậy, một người được coi là lính đánh thuê khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Được tuyển mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài để chiến đấu trong một cuộc xung đột vũ trang;
- Được đặt động cơ để tham gia chiến sự chủ yếu bởi mong muốn cá nhân và, trên thực tế, được hứa hẹn, bởi hoặc thay mặt một bên trong một cuộc xung đột, bồi thường vật chất cơ bản vượt quá mức hứa hẹn hoặc trả tiền cho các chiến binh của cùng cấp bậc và chức năng tương tự như trong lực lượng vũ trang của bên đó;
- Không phải là công dân của một quốc gia của các bên trong cuộc xung đột cũng không phải là cư dân của lãnh thổ được kiểm soát bởi một bên trong cuộc xung đột;
- Không phải là một thành viên của lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột;
- Không được gửi bởi một quốc gia không là một bên trong cuộc xung đột thực hiện chính thức như là một thành viên của lực lượng vũ trang của nó.
Một quốc gia khi bắt giữ lính đánh thuê cần thông báo tới đâu?
Tại Điều 10 Công ước quốc tế chống lại việc tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê, 1989 có quy định như sau:
1. Nhằm phù hợp những hoàn cảnh đã được bảo đảm, trong phạm vi lãnh thổ của bất kỳ Quốc gia thành viên mà người phạm tội bị cáo buộc, thì theo pháp luật của quốc gia đó, tiến hành bắt giữ tội phạm hoặc thực hiện các biện pháp khác để bảo đảm sự có mặt của người phạm tội trong thời điểm cần thiết để tiến hành bất kỳ thủ tục tố tụng hình sự hoặc dẫn độ nào. Các Quốc gia thành viên ngay lập tức thực hiện một cuộc điều tra sơ bộ trên thực tế.
2. Khi một Quốc gia thành viên, theo điều này, đã tiến hành bắt giữ hoặc đã thực hiện các biện pháp khác nêu tại khoản 1 điều này, sẽ thông báo trực tiếp ngay lập tức hoặc thông qua Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc tới:
a. Quốc gia thành viên nơi hành vi phạm tội đã được thực hiện;
b. Quốc gia thành viên mà hành vi phạm tội đã được xem xét hoặc xét xử;
c. Quốc gia thành viên mà cá nhân hoặc pháp nhân đối với người vi phạm đã được xem xét hoặc xét xử là công dân;
d. Quốc gia thành viên trong đó người phạm tội bị cáo buộc là công dân của một quốc gia hay, nếu là một người không quốc tịch, trong lãnh thổ mà tội phạm đó đã thường trú;
e. Bất kỳ quốc gia nào khác thích hợp để thông báo.
3.Bất kỳ người nào là đối tượng của các biện pháp nêu tại khoản 1 điều này có quyền:
a. Ngay lập tức liên lạc với đại diện phù hợp gần nhất của quốc gia mà họ là công dân, hoặc đại diện được trao thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của những người đó, hoặc, nếu là người không có quốc tịch, trong lãnh thổ mà anh ta đã thường trú;
b. Được thăm viếng bởi một đại diện của quốc gia đó.
4.Các quy định tại khoản 3 của điều này không được ảnh hưởng đến quyền của bất kỳ Quốc gia thành viên nào có thẩm quyền đưa ra yêu sách theo Điều 9, khoản 1 (b), để mời Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ liên lạc và thăm viếng người phạm tội bị cáo buộc.
5.Quốc gia mà thực hiện cuộc điều tra sơ bộ theo khoản 1 điều này phải kịp thời báo cáo những phát hiện của mình cho các quốc gia nêu tại khoản 2 điều này và cho biết khả năng quốc gia đó thực hiện thẩm quyền của mình.
Như vậy, các thành viên của Công ước quốc tế chống lại việc tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê, 1989 khi bắt giữ lính đánh thuê cần thông báo tới:
- Quốc gia thành viên nơi hành vi phạm tội đã được thực hiện;
- Quốc gia thành viên mà hành vi phạm tội đã được xem xét hoặc xét xử;
- Quốc gia thành viên mà cá nhân hoặc pháp nhân đối với người vi phạm đã được xem xét hoặc xét xử là công dân;
- Quốc gia thành viên trong đó người phạm tội bị cáo buộc là công dân của một quốc gia hay, nếu là một người không quốc tịch, trong lãnh thổ mà tội phạm đó đã thường trú;
- Bất kỳ quốc gia nào khác thích hợp để thông báo.
Làm lính đánh thuê bị phạt tù bao nhiêu năm theo quy định?
Tại Điều 425 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội làm lính đánh thuê như sau:
Tội làm lính đánh thuê
Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
Như vậy, tại Việt Nam nếu làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
Mời bạn xem thêm:
- Thuế chống trợ cấp là gì theo quy định pháp luật hiện hành?
- Thuế nhập khẩu ô tô 2023 là bao nhiêu?
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là thuế gián thu đúng không?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Làm lính đánh thuê bị phạt tù bao nhiêu năm theo quy định?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về dịch vụ Sang tên sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ vào Điều 424 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội sử dụng lính đánh thuê như sau:
Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê
Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Như vậy, người nào sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.