Người lao động đi làm tức là bán sức lao động của mình; kiếm thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của họ là lương. Vậy làm việc bao nhiêu lâu thì được tăng lương? Đây có lẽ chính là câu hỏi mà rất nhiều người lao động quan tâm. Qua bài viết này, hãy cùng Luật Sư X trả lời nhé!
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “Làm bao nhiêu lâu thì được tăng lương”? Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu các quy định của pháp luật về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương; vì thang lương, bảng lương chính là căn cứ để thực hiện việc nâng lương cho người lao động.
Nguyên tắc xây dựng bảng lương
Cụ thể, pháp luật có quy định về nguyên tắc xây dựng thang lương; bảng lương tại Nghị định 20/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Xây dựng thang lương, bảng lương
Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, điều lệ hoạt động; công ty xây dựng và ban hành thang lương; bảng lương (kể cả phụ cấp lương) để thực hiện các chế độ theo quy định của pháp luật đối với người lao động; Tổng giám đốc; Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Thành viên Hội đồng thành viên; Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên, bao gồm:
1, Các thang lương, bảng lương của người lao động.
2, Bảng lương của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Kế toán trưởng (sau đây gọi tắt là Ban điều hành).
3, Bảng lương của Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên; Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên chuyên trách.
Trong những nguyên tắc trên, có thể thấy pháp luật không quy định rõ ràng bao lâu doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động một lần.
Mời bạn đọc xem thêm: Cách tính lương, phụ cấp cho giáo viên hợp đồng theo quy định mới
Tăng lương là quyết định của doanh nghiệp
Tuy nhiên, để người lao động gắn bó với công ty lâu dài; thông thường các doanh nghiệp thường tăng lương 1 năm/ 1 lần; do thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể người lao động; được ghi rõ trong Biên bản thỏa thuận khi lập thang bảng lương.
Hoặc đối với những người lao động có thành tích lao động tốt; người sử dụng lao động cũng sẽ có chính sách tăng lương để khuyến khích. Do đó, cách tốt nhất để được nhanh chóng tăng lương chính là: nỗ lực phần đấu hơn nữa trong công việc
Mời bạn xem thêm: Công ty có thể nợ lương nhân viên trong bao lâu theo quy định pháp luật?
Giải quyết vấn đề làm việc bao nhiêu lâu thì được tăng lương?
Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về thời hạn nâng lương và mức tăng lương mà hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “Làm việc bao lâu thì được tăng lương?” cần căn cứ cụ thể vào hợp đồng lao động đã ký hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế nâng lương của công ty.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Làm việc bao nhiêu lâu thì được tăng lương? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư lao động, dịch vụ luật sư dân sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 26 bộ luật lao động 2019 quy định: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Bộ luật lao động 2019 quy định: Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới.
Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định: Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.