Xin chào tôi tên là Văn Mạnh, trong gia đình tôi có một người chú nghiện ma túy suốt 2 năm nay. Chú thường xuyên lên cơn đánh đập chửi bới hay kể cả lúc bình thường cũng sẽ bán hết tài sản trong nhà để lấy tiền mua ma túy. Gia đình có khuyên ngăn nhưng không được, do đó quyết định sẽ nhờ cơ quan chắc năng đưa đi cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên tôi không rõ để đưa đi thì cần làm hồ sơ như nào, trình tự ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tô lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Cai nghiện ma túy là gì?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định:
“Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.”
Theo quy định có những trường hợp nào bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy 2021 gồm:
(1) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện.
(2) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy.
(3) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
(4) Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.
Lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như thế nào?
Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ được chuẩn bị theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP.
Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:
Hồ sơ bao gồm:
– Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
– Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ;
– Bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn (nếu có).
Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:
Hồ sơ bao gồm:
– Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
– Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ;
– Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.
Bước 2: Thông báo về việc lập hồ sơ
Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ, cơ quan lập hồ sơ thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Văn bản thông báo gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 221/2013/Đ-CP:
– Họ và tên người vi phạm;
– Lý do lập hồ sơ đề nghị;
– Quyền của người được thông báo: người được thông báo có quyền đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ và phát biểu ý kiến về việc lập hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện;
– Địa điểm đọc hồ sơ;
– Thời gian đọc hồ sơ: thời gian đọc hồ sơ là 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Bước 3: Gửi hồ sơ để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị
Hết thời hạn đọc hồ sơ, cơ quan lập hồ sơ đánh bút lục, lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ, chuyển hồ sơ kèm theo văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Khoản 4 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định như sau:
– Đối với hồ sơ của người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định được chuyển tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính cư trú để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;
– Đối với hồ sơ của người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì chuyển hồ sơ tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Kết quả kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và gửi Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp.
Bước 4: Xem xét, quyết định chuyển hồ sơ
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đối chiếu hồ sơ đề nghị với nội dung văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì đánh bút lục và lập thành hai bản, bản gốc chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện, bản sao lưu tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổ sung, trong đó nêu rõ lý do và các tài liệu cần bổ sung vào hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung các tài liệu theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, nếu hồ sơ không được bổ sung, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trả lại hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ đồng thời thông báo bằng văn bản cho Trưởng phòng Tư pháp và người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý về vấn đề tạm ngừng doanh nghiệp… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,… Quý khách vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Theo quy định 2022 trốn khỏi nơi cai nghiện ma túy bị xử lý như thế nào?
- Đăng ký cai nghiện ma túy tự nghiện tại cơ quan nào?
- Quy trình cai nghiện ma túy gồm những bước nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về thời hạn cai nghiện:
Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021 có quy định về thẩm quyền đưa người nghiện ma túy là người dưới 18 tuổi đi cai nghiện như sau:
– Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính.
– Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 68. Chế độ lao động, lao động trị liệu
2. Trường hợp cơ sở cai nghiện tổ chức lao động hoặc phối hợp với người sử dụng lao động để tổ chức lao động thì phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật lao động; người cai nghiện phải đăng ký với cơ sở cai nghiện và được hưởng thành quả của lao động theo quy định.
Như vậy, về mặt quy định thì cơ sở có thể ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.