Lấp mương thủy lợi trái phép bị phạt như thế nào QĐ mới 2022?

bởi Thu Thủy
Lấp mương thủy lợi trái phép bị phạt như thế nào QĐ mới 2022?

Hiện nay ở caác vùng nông thôn Việt Nam tình trạng lấp mương thủy lợi trái phép của các nông dân vì lợi ích cá nhân mà gây ra những thiệt hại nặng nề cho mùa màng của cộng đồng dân cư trong vùng. Vậy lấp mương thủy lợi trái phép bị phạt như thế nào theo quy định mới năm 2022? Su đây, hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời cho băn khoăn, thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Thủy lợi năm 2017
  • Nghị định 03/2022/NĐ-CP

Những hành vị bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi

Tại Điều 8 Luật Thủy lợi năm 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi, theo đó bao gồm các hành vi được liệt kê dưới đây:

“1. Xây dựng công trình thủy lợi không đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.

3. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi.

4. Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi.

5. Sử dụng xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi; sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

6. Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi.

7. Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi.

8. Tự ý vận hành công trình thủy lợi; vận hành công trình thủy lợi trái quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

9. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.

10. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

11. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định tại Điều 44 của Luật này.”

Như vậy, hành vi lấp mương thủy lợi là hành vi bị nghiêm cấm. Muốn lấp mương thủy lợi phải có sự cho phép của chính quyền địa phương và công chức địa chính có thẩm quyền liên quan.

Việc vận hành mương nước phục vụ tưới, tiêu cho cây trồng cạn cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Điều kiện để vận hành mương nước phục vụ tưới, tiêu cho cầy trồng cạn được ghi nhận theo khoản 2 Điều 25 Luật Thủy lợi 2017 quy định về vận hành công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp như sau:

“1. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu cho vùng lúa chuyên canh tập trung phải chủ động, bảo đảm số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả.

2. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu cho cây trồng cạn phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm tưới, tiêu chủ động, số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả cho các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây trồng cạn;

b) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; sử dụng kỹ thuật tưới phù hợp với từng loại cây trồng để tiết kiệm nước; tích hợp tưới với các biện pháp canh tác tiên tiến.

3. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ cấp, thoát nước cho nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm hệ thống cấp, thoát nước chủ động, đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến, hiện đại đối với vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung;

b) Bảo đảm số lượng, chất lượng nước cấp theo quy định đối với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung;

c) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong việc cấp nước, sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản.

4. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu, cấp, thoát nước cho các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm số lượng, chất lượng nước, tiết kiệm, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng nước.”

Lấp mương thủy lợi trái phép bị phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7, khoản 9 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 24. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi;
b) Xây dựng nhà ở, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
..

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; các điểm a, b, c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều này;”

Hành vi ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi quy định tại khoản Điều 8 Luật Thủy lợi 2017.

Theo đó, hành vi tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi; ngăn lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Công chức địa chính có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi lấp mương thủy lợi không?

Lấp mương thủy lợi trái phép bị phạt như thế nào QĐ mới 2022?
Lấp mương thủy lợi trái phép bị phạt như thế nào QĐ mới 2022?

Căn cứ Điều 37 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, theo đó:

“1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này gồm:

a) Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định từ Điều 38 đến Điều 46 Nghị định này khi đang thi hành công vụ;

b) Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều;

c) Công chức, viên chức thuộc cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

d) Người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân đang thi hành công vụ.

3. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này”.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Lấp mương thủy lợi trái phép bị phạt như thế nào QĐ mới 2022?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Hợp tác quốc tế trong hoạt động thủy lợi được quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Luật Thủy lợi 2017 quy định hợp tác quốc tế trong hoạt động thủy lợi, cụ thể như sau:
– Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, cùng có lợi trong hoạt động thủy lợi trên các sông liên quốc gia, các sông, suối biên giới giữa Việt Nam với quốc gia liên quan.
– Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động thủy lợi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Trao đổi thông tin về hoạt động thủy lợi trên các sông liên quốc gia, sông, suối biên giới giữa Việt Nam với quốc gia liên quan.
– Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và huy động nguồn lực trong hoạt động thủy lợi.
– Chủ động tham gia các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt động thủy lợi.

Mương nước có phải công trình thủy lợi không?

Căn cứ theo khoản 3, 4 và khoản 6 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 giải thích:
“3. Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.
Thủy lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước tưới, tiêu nước trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác.

Hệ thống dẫn, chuyển nước bao gồm kênh, mương, rạch, đường ống, xi phông, tuynel, cầu máng dùng để dẫn, chuyển nước.”
Theo quy định trên, mương nước được xác định là công trình thủy lợi.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm