Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu?

bởi Thanh Tri
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu?

Thưa Luật sư. Tôi có thắc mắc liên quan tới tách thửa mong Luật Sư tư vấn giúp. Tôi có một mảnh đất ở nông thôn tại tỉnh X. Nay tôi muốn được tách thửa để lại cho con lớn của tôi nên tôi muốn được hỏi rằng diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với đất ở nông thôn trên địa bàn tỉnh x là bao nhiêu mét vuông theo quy định của pháp luật hiện hành? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin chân thành cảm ơn.

Tại bài viết sau đây, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu?”. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất

Luật Đất đai 2013 tại Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

  1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
    d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
    Theo quy định trên việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. Người người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
    Thủ tục: Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
  2. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
  3. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
    Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với Thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  4. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Trình tự và thủ tục tách thửa đất

Theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục tách thửa như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa đất (theo mẫu 11/ĐK)
  • Giấy chứng nhận đã cấp (bản gốc)
  • Trích đo địa chính thửa đất (bản gốc)
  • Hồ sơ hiện trạng nhà (bản gốc – nếu có)
  • Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất (theo mẫu số 01)
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu số 03/BĐS-TNCN)
  • Tờ khai thuế phi nông nghiệp; (theo mẫu số 01/TK-SDĐPNN)
  • Giấy tờ chứng minh việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có) theo quy định
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu?
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu?


Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Bước 4: Trả kết quả
Thời gian trả kết quả: 14 ngày làm việc đối với trường hợp Tách thửa hợp thửa không phát sinh chủ mới. Không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp tách thửa hợp thửa có phát sinh chủ mới. (Chưa bao gồm 03 ngày làm việc xác định nghĩa vụ tài chính của Chi cục Thuế và không kể thời gian người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện lập hợp đồng giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã được công chứng hoặc chứng thực và nghĩa vụ tài chính theo quy định).
Kết quả sau khi thực hiện:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý

Diện tích tối thiểu được tách thửa đất ở nông thôn

Hiện nay tùy theo từng địa phương khác nhau mà có quy định về diện tích tách thửa đất khác nhau, nhưng ở hầu hết các địa phương thì điều kiện tách thửa và diện tích tách thửa được quy định cơ bản như sau:

  • Đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); Để có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất ở nông thôn cần có các loại giấy tờ theo quy định và đảm bảo  sử dụng đất ổn định lâu dài, không có tranh chấp sử dụng đất.
  • Đất khi tách thửa phải đảm bảo quyền sử dụng đất liền kề.
  • Khi tách thửa để đảm bảo diện tích tối thiểu còn lại theo đúng quy định. Quy định về diện tích tối thiểu có sự khác nhau ở các địa phương khác nhau. Theo quy định Điều 143 Luật Đất đai 2013 thì diện tích đất ở tối thiểu tại nông thôn được tách thửa do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh quyết định sự trên quy hoạch, kế hoạch và tình hình địa phương. Do trong câu hỏi không nói rõ địa phương nên người sử dụng cần căn cứ vào quyết định của UBND tỉnh để xác định cụ thể diện tích tối thiểu được tách thửa.

Ví dụ: Diện tích đất ở nông thôn tối thiểu để cấp sổ đỏ của tỉnh Long An căn cứ theo Điều 4 và Điều 5 Quyết định 66/2018/QĐ-UBND: quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa có hiệu lực từ ngày 10/12/2018, diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ đối với đất ở nông thôn (các xã):

  • Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau: Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 100 m2, trong đó:
  • Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5 m;
  • Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15 m.
  • Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới nhỏ hơn 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau: Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 80 m2, trong đó:
  • Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;
  • Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15 m.
  • Đối với lô đất xây dựng nhà ở tiếp giáp đường giao thông nhưng chưa có quy định lộ giới thì sau khi tách thửa, diện tích thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau: Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 100 m2, trong đó:
  • Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;
  • Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 20 m.

Còn theo UBND tỉnh Sơn La quy định tại Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 42/2021/QĐ-UBND hướng dẫn Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai do tỉnh Sơn La ban hành quy định về diện tích tối thiểu để được phép tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Sơn La cụ thể như sau:

Đối với khu vực nông thôn:

  • Khu vực trung tâm cụm xã, trung tâm xã, khu vực giáp ranh với đô thị theo quy hoạch được duyệt thửa đất giáp đường giao thông có chiều rộng từ 13 m trở lên tính từ chỉ giới giao thông hoặc chỉ giới quy hoạch giao thông (đường đỏ): Diện tích đất ở sau khi tách thửa tối thiểu là 50 m2 đồng thời đảm bảo chiều rộng của thửa đất tối thiểu là 04 m và chiều sâu của thửa đất tối thiểu là 05 m.
  • Các khu vực còn lại: Diện tích đất ở sau khi tách thửa tối thiểu là 60 m2 đồng thời đảm bảo chiều rộng của thửa đất tối thiểu là 04 m và chiều sâu của thửa đất tối thiểu là 05 m.
    Thửa đất còn lại sau khi tách thửa thuộc khu vực đô thị và nông thôn phải đảm bảo các điều kiện về diện tích, kích thước cạnh như quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở nông thôn là bao nhiêu? ”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về thủ tục đăng ký logo, giải thể doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mức bồi thường thu hồi đất, giá đền bù đất, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, chuyển đổi tên đất sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, mã số thuế cá nhân hay muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có được phép tách thửa đất ở khi có lối đi chung không?

 Lối đi chung thường được hiểu là con đường/lối đi được hai hoặc nhiều cá nhân, hộ gia đình,…sử dụng đất sử dụng chung. Lối đi chung có thể được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:
– Lối đi chung được hình thành khi nhiều hộ gia đình, cá nhân hoặc những người sử dụng đất khác cùng hiến tặng đất để làm đường: Về bản chất đây chính là việc các hộ gia đình, cá nhân hoặc những người sử dụng đất khác tự nguyện dùng phần diện tích đất của mình để tạo nên lối đi chung cộng đồng, quyền sử dụng đất lúc này là quyền sử dụng hạn chế đối với bất động sản liền kề/quyền đối với lối đi qua được quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015:

Phí thẩm định hồ sơ được quy định như thế nào?

Nếu chỉ tách thửa rồi để đó thì không phải nộp khoản phí này, nhưng tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho sẽ phải nộp phí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho.
Căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.

Không cùng mục đích sử dụng có được hợp thửa đất không?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013, thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
Theo đó, tại tiết a điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định: Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được Nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, các thửa đất liền kề hợp thửa tạo thành thửa đất mới thì các thửa đất đó phải có cùng mục đích sử dụng. Trường hợp các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng mà muốn hợp thửa thì phải chuyển mục đích sử dụng đất về cùng một loại đất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm