Lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy

bởi Lò Chum
Lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy

Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông ngày càng diễn ra phức tạp. Tùy lỗi và mức độ, người vi phạm sẽ bị xử phạt; theo quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc trong Lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy?

Liệu vụ việc tai nạn giao thông chỉ do yếu tố khách quan hay còn liên quan; đến yếu tố hình sự. Tuy nhiên, nếu đã điều tra xong thì công an có cần thiết; trả phương tiện lại ngay cho chủ sở hữu? Hay chủ sở hữu đến thời hạn nào thì được phép yêu cầu; cơ quan chức năng trả lại phương tiện giao thông cho mình? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X; để hiểu rõ về Lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy nhé!

Căn cứ pháp luật

Bằng lái xe là gì?

Bằng lái xe hay còn có tên gọi khác là giấy phép lái xe là một loại chứng chỉ; được Sở giao thông vận tải cấp cho phép người lưu thông, vận hành, tham gia giao thông bằng; các loại xe cơ giới khác nhau: xe ô tô, xe máy, xe khách, xe tải, xe buýt,…khi lưu thông trên đường.

Lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy

Thu giữ bằng lái xe máy là một trong những hình phạt khá nặng; đối với người điều khiển xe máy vi phạm quy định an toàn giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết các trường hợp nào; CSGT được và không được phép tịch thu bằng lái.

Theo Nghị Định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô; và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe; khi thực hiện các hành vi phạm được quy định ở Khoản 10, Điều 6. Cụ thể như sau:

Lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy
Lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng trong các trường hợp sau:

  • Chở theo từ 3 người trở lên trên xe;
  • Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng;
  • Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
  • Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng trong các trường hợp sau:

  • Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
  • Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;
  • Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;
  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
  •   Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
  •   Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

Ngoài ra, người điều khiển xe cũng sẽ bị thu giữ giấy phép lái xe 2 tháng trong trường hợp gây tai nạn giao thông khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
  • Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
  • Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
  • Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
  • Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
  • Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
  • Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô;
  • Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên;
  • Không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
  • Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính; từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
  • Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều; theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
  • Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe;
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
  • Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
  • Xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên;
  • Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, trên cầu, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
  • Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
  • Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng; lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước; khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng;
  • Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
  • Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;
  • Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên; đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
  • Người điều khiển xe; hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
  • Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 4 tháng trong các trường hợp sau:

Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, hoặc gây tai nạn giao thông, hoặc; không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ khi thực hiện các hành vi vi phạm sau đây:

  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
  • Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng; hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng: đối với người điều khiển xe trên đường; mà trong cơ thể có chất ma túy.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; dò mã số thuế cá nhân tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

 Thời hạn tạm giữ giấy tờ hay bằng xe máy?

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Khi nào Cảnh sát giao thông giữ phương tiện giao thông, bằng lái xe ?

Theo Điều 82 Nghị định 100 vừa được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020, phương tiện có thể bị tạm giữ để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm giao thông. Thời gian tạm giữ tối đa là đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Trường hợp lấy lại bằng lái xe đã bị tạm giữ thì cần phải làm thủ tục gì?

“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp”.
Trường hợp của bạn, bạn cần đến Kho bạc Nhà nước để nộp phạt. Khi có biên lai đã nộp phạt bạn đến cơ quan đã tạm giữ giấy phép lấy xe của bạn để lấy lại giấy phép lái xe. Trong trường hợp này, bên cạnh biên lai nộp phạt bạn cần phải mang theo CMND để lấy lại Giấy phép lái xe và bắt buộc bạn phải là người đến nhận lại GPLX.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm