Căn cứ:
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Không được lấy hết lương của chồng. Hành vi “truất hết” tiền lương của chồng được xem là hành vi bạo lực gia đình về kinh tế. Được nêu rõ cụ thể tại Nghị định 167/2013/NĐ-CPĐiều 56. Hành vi bạo lực về kinh tế
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.
…
Căn cứ vào quy định trên thì rõ ràng, hành vi của vợ lấy tiền thuộc tài sản chung của gia đình, không cho chồng dùng vào mục đích chính đáng sẽ bị xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, cần phải hiểu xem ” tài sản chung” ở đây là gì? Căn cứ vào Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, hiểu đơn giản thì tài sản chung chính là khoản thu nhập do vợ/chồng tạo ra, thu nhập do lao động/sản xuất/kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân. Vậy thì rõ ràng, tiền lương của chồng được công nhận là tài sản chung của hai vợ chồng.Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
…
Như vậy, đã là tài sản chung thì vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Rõ ràng, hành vi trấn lột tiền lương của chồng “không còn đồng nào” là hành vi trái với nguyên tắc này và sẽ bị xử phạt. 2. Cấm chồng đi chơi với bạn bè cũng bị phạt. Căn cứ vào điều điểm a khoản 1 Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
…
Theo đó, nếu vợ có hành vi cấm chồng ra khỏi nhà, không được gặp gỡ bạn bè để cô lập và gây áp lực thường xuyên về tâm lý với chồng chính là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. Trên thực tế, việc áp dụng các quy định này rất khó. Bởi lẽ, chẳng người chồng nào đi tố cáo hay kiện vợ mình vì những hành vi trên. Mà kể cả việc đã tố cáo rồi thì tiền nộp phạt chẳng phải cũng là tài sản chung của vợ chồng hay sao? Bởi vậy, nên giải quyết trong nhà hơn phải không nào ? Hy vọng bài viết có ích cho bạn!