Cùng với sự phát triển của xã hội, hiện nay các cặp đôi đồng tính trên thế giới và cả ở Việt Nam ngày càng nhiều. Vậy, theo pháp luật Việt Nam, hôn nhân đồng giới được quy định thế nào? Luật kết hôn đồng giới ở Việt Nam hiện nay quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Pháp luật Việt Nam có cho kết hôn đồng giới?
Không cấm kết hôn đồng giới nhưng không thừa nhận
Hiện nay, chưa có văn bản nào giải thích cụ thể hôn nhân đồng giới là gì. Tuy nhiên; có thể hiểu hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính.
Trước đây, một trong những trường hợp cấm kết hôn nêu tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 là việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính.
Đồng thời, theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP (đã hết hiệu lực); việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 500.000 đồng.
Luật kết hôn đồng giới ở Việt Nam
Có được kết hôn với người đã chuyển giới không?
Theo Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền; nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và Luật khác có liên quan.
Căn cứ quy định này; sau khi chuyển đổi giới tính; cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau đó, người này sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Một trong số các quyền nhân thân là quyền đăng ký kết hôn.
Như vậy; sau khi chuyển giới; đăng ký thay đổi hộ tịch thì người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận.
Luật kết hôn đồng giới ở Việt Nam 2021
Thực hiện về kết hôn đồng giới
Hiện nay những người đồng tính đã trở thành một bộ phận lớn trong xã hội và được gọi là cộng đồng LGBT; là một cộng đồng bao gồm những người đồng tính nữ; đồng tính nam; song tính hay chuyển giới.
Theo ghi chép thì tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới đã có tổng cộng 26 quốc gia thừa nhận hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới; họ có thể được kết hôn hợp pháp với nhau và mối quan hệ của họ được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp như những cặp vợ chồng bình thường khác.
Còn ở Việt Nam thì thực tế chưa có một cuộc nghiên cứu chính thức nào về số lượng trong cộng đồng LGBT. Theo một thống kê chưa chính thức từ tổ chức phi chính phủ CARE thì ước tính đến năm 2012; ở Việt Nam có khoảng 50.000 đến 125.000 người đồng tính, và chắc chắn tính đến năm 2021 thì con số này sẽ tiếp tục gia tăng lên rất nhiều.
Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam có hợp pháp không?
Như đã phân tích ở trên; Pháp luật Việt Nam không đưa ra bất cứ nội dung nào về cấm kết hôn đồng giới; tuy nhiên lại chỉ rõ quy định chưa công nhận hợp pháp với loại hôn nhân này. Cụ thể tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau:
“ 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Tuy nhiên đây đã được xem là một điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; bởi lẽ quy định này đã mở ra cơ hội cho những người trong cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Tuy nhiên việc này mới chỉ đem lại ý nghĩa về mặt thực tế mà chưa đem lại kết quả trên phương diện pháp lý. Nhà nước không cấm; nhưng không “Thừa nhận” thì về bản chất hôn nhân của họ cũng không được xác định là hợp pháp; không được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích trong quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản.
Có nên thừa nhận việc kết hôn đồng giới tại Việt Nam không?
Trên thực tế; quyền kết hôn là một trong những quyền cơ bản của con người; họ có quyền mưu cầu hạnh phúc; do vậy bảo vệ quyền của người đồng tính cũng chính là bảo vệ những giá trị xã hội của pháp luật; hướng đến sự công bằng trong cộng đồng dân cư.
Thực tế hiện nay một số quan điểm lo ngại rằng việc kết hôn đồng giới với gây ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của gia đình và xã hội. Tuy nhiên đây không hoàn toàn là đúng; bởi hôn nhân đồng giới không phải là một vấn nạn của xã hội. Các nước tiến bộ trên thế giới hiện nay đều chứng minh rằng kết hôn đồng giới không gây ra bất cứ sự bất ổn gì về tình hình kinh tế chính trị hay xã hội. Về bản chất thì hôn nhân đồng giới còn đảm bảo tính bình đẳng cao hơn bởi vì giữa hai người sẽ ít có sự phân công lao động.
Hiện nay cộng đồng LGBT ở Việt Nam ngày càng đông; các cặp đôi đồng tính đều đang mong chờ pháp luật Việt Nam sẽ thừa nhận việc kết hôn giữa họ. Tuy nhiên để hợp pháp hóa điều này thì cần một khoảng thời gian rất dài; bởi lẽ Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa Á Đông. Việc điều chỉnh lại những quan điểm; suy nghĩ là thuận phong mỹ tục; đi ngược lại với quy luật sinh học là vấn đề khác khó khăn.
Mời bạn xem thêm:
- HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU BỔ SUNG HỒ SƠ ĐẢNG VIÊN
- VIỆC THỰC HIỆN 4 NHIỆM VỤ ĐẢNG VIÊN THEO QUY ĐỊNH
- THỦ TỤC ĐẶT CỌC MUA NHÀ THEO QUY ĐỊNH
- SỬ DỤNG TRÁI PHÁP LUẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI KHÁC BỊ PHẠT THẾ NÀO?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Luật kết hôn đồng giới ở Việt Nam hiện nay quy định ra sao?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, kế toán giải thể công ty, tạm ngừng doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
Hôn nhân đồng giới là việc những người cùng giới tính kết hôn với nhau xuất phát từ tình yêu giữa những người cùng giới, họ cảm mến nhau và muốn về sống chung một nhà. Sau khi kết hôn, họ chung sống với nhau như vợ chồng, có thể là hai người đồng tính nam hoặc hai người đồng tính nữ.