Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 số 75/2015/QH13

bởi Bảo Nhi
Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 số 75/2015/QH13

Trải qua nhiều thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc ta – một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, điều này đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết của cả một dân tộc. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:75/2015/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:09/06/2015Ngày hiệu lực:01/01/2016
Ngày công báo:25/07/2015Số công báo:Từ số 861 đến số 862
Tình trạng:Còn hiệu lực

Những điểm mới nổi bật của Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015

Về tổ chức

Luật MTTQVN 2015 dành riêng một điều quy định về tổ chức của MTTQVN từ trung ương đến địa phương:

– Ở trung ương có Ủy ban trung ương MTTQVN, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQVN và Ban Thường trực Ủy ban trung ương MTTQVN;

– Có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

– Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN.

Quan hệ giữa MTTQVN với Nhà nước, Nhân dân và các tổ chức

Bên cạnh việc hoàn thiện quy định về quan hệ giữa MTTQVN với Nhà nước, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn quy định rõ quan hệ giữa Mặt trận với nhân dân và các tổ chức tại Điều 8 và Điều 9.

– MTTQVN đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết Nhân dân.

– Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của MTTQVN; giám sát hoạt động của MTTQVN để bảo đảm MTTQVN thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

– Quan hệ giữa MTTQVN với tổ chức kinh tế, sự nghiệp là quan hệ tự nguyện nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

MTTQVN tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ thông qua các phương thức:

– Tuyên truyền, vận động Nhân dân.

– Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân.

– Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo.

– Kết nạp, phát triển thành viên của MTTQVN.   

– Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thông qua việc phối hợp giữa MTTQVN với cơ quan nhà nước và việc phối hợp, thống nhất hành động giữa các thành viên của MTTQVN.

MTTQVN đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân

– Phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội, kỳ họp HĐND.

– Phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

– Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện chính sách, pháp luật.

– Tiếp công dân, tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc xá, cử bào chữa viên nhân dân.

Quy định mới trong việc tham gia xây dựng nhà nước

Theo quy định tại Điều 23 Luật Mặt trận 2015, MTTQVN tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí với các nội dung sau:

– Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí; xác minh vụ việc tham nhũng, lãng phí; xử lý người có hành vi tham nhũng, lãng phí;

– Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí.

Hoạt động giám sát

MTTQVN giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQVN. Tăng thêm các hình thức giám sát sau:

– Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

– Tổ chức đoàn giám sát.

– Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Hoạt động phản biện xã hội

Phản biện xã hội của MTTQVN là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước.

Việc phản biện này sẽ thực hiện thông qua 3 phương pháp:

– Tổ chức hội nghị phản biện xã hội.

– Gửi dự thảo văn bản được phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội.

– Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội.

Tải xuống Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 hoặc các vấn đề khác như là Luật giao thông đường bộ 2008 (23/2008/QH12). Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm những thành viên nào?

Theo quy định tại Điều 5 Luật mặt trận tổ quốc Việt Nam gồm có những thành viên
– Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là các tổ chức và cá nhân quy định tại Điều 1 của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cụ thể gồm:
+ Tổ chức chính trị.
+ Các tổ chức chính trị – xã hội.
+ Tổ chức xã hội.
+ Các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Việc gia nhập, cho thôi làm thành viên, quyền và trách nhiệm của thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định như thế nào?

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 như sau:
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.
– Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.
– Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định ra sao?

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 5 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 như sau:
– Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
– Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
– Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
– Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.
– Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.
– Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm