Lương cơ sở là gì ?

bởi Hoàng Hà

Có làm thì mới có ăn” – câu nói thật không khó để hiểu việc hưởng lương có mức độ quan trọng như thế nào đối với mỗi người. Tuy nhiên, vấn đề xung quanh hai từ “lương bổng” cũng có nhiều thuật ngữ xung quanh. Một trong những thuật ngữ ấy là lương cơ sở. Vậy lương cơ sở là gì? Luật Sư X sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn trong bài viết sau đây:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Lương cơ sở là gì?

Lương cơ sở được hiểu mức lương được dùng để làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của Pháp luật đối với đối tượng theo quy định (mức lương cơ sở còn được hiểu là mức lương thấp nhất).

Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì mức lương cơ sở là căn cứ dùng để:

+ Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp; và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với từng đối tượng.

+ Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Đối tượng áp dụng lương cơ sở

Tại Điều 2 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP; quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có quy định về đối tượng áp dụng mức lương cơ sở bao gồm:

+ Cán bộ, công chức cấp xã.

+ Viên chức.

+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương.

+ Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân; viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.+ Người làm việc trong tổ chức cơ yếu

+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Mức độ ảnh hưởng và chu kỳ thay đổi của mức lương cơ sở

Về chu kỳ thay đổi: Không có chu kỳ thay đổi cố định; phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước.Trong nhiều năm trở lại đây; lương cơ sở tăng định kỳ mỗi năm 01 lần (vào ngày 01/5 hoặc 01/7 hàng năm).

Căn cứ Khoản 7 Điều 4 Nghị quyết số 70/2018/QH14 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; về giao chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2019 quy định:

7. Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.390.000 triệu đồng/ tháng lên 1.49 triệu đồng tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở; thời điểm thực hiện từ 01 tháng 7 năm 2019 .

Như vậy, theo Nghị quyết 70/2018/QH14 trên, Quốc hội giao chính phủ thực hiện điều chỉnh mức tiền lương. Vậy từ 1/7/2019 sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.390.000 triệu đồng/tháng lên 1.490.000 triệu đồng/tháng. Đồng thời; điều chỉnh lương hưu; trợ cấp hàng tháng(đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở. 

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng! 

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Thời gian không làm việc của người lao động được trả lương hay không?

Câu hỏi thường gặp

Tiền lương thử việc là bao nhiêu?

Tiền lương thử việc được quy định như sau: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Tiền lương là gì?

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương tối thiểu là gì?

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm