Ly hôn có đòi lại được của hồi môn hay không?

bởi

“Yêu nhau thì thề non hẹn biển trao cho nhau những gì các bên có. Câu chuyện sẽ khác đi nếu hai bên dẫn nhau ra tòa. Lợi ích đôi lúc được đặt lên hàng đầu. Nhiều cặp vợ chồng đã tranh cãi nhau về việc có hay không đưa “của hồi môn” ra chia. Quy định pháp luật thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để biết ly hôn có đòi lại được của hồi môn hay không?”

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng?

 “Của hồi môn” được hiểu là tài sản, bao gồm tiền, vàng; trang sức có giá trị, …. mà bố mẹ thường cho con gái mình; khi về nhà chồng để làm vốn khi bước vào cuộc sống mới. Tuy là cho vợ; nhưng nhiều trường hợp các căp vợ chồng thực sự muốn biết đây được xem là tài sản chung hay riêng. Xét Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau: 

Điều 24: Xác định tài sản chung. 

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng hiểu đơn giản nhất chính là phần tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Pháp luật Việt Nam công nhận “trong thời kỳ hôn nhân” ở đây phải là vợ chồng đã thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước; và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Lúc này, hôn nhân mới được công nhận là cuộc hôn nhân hợp pháp và có giá trị pháp lý. Ở Việt Nam, đôi lúc việc tổ chức hôn lễ chỉ là hình thức; còn giấy tờ thì có thể chưa đăng ký. Bởi vậy sẽ có ba trường hợp xảy ra: 

Thứ nhất, đã đăng ký kết hôn, bố mẹ mới tặng. Trường hợp này, rõ ràng của hồi môn được xem là tài sản chung của hai vợ chồng. Trừ trường hợp bố mẹ có chỉ định tặng riêng cho vợ/hoặc chồng. 

Thứ hai, chưa đăng ký kết hôn. Lúc này, rõ ràng, về mặt pháp lý, tài sản chỉ thuộc về quyền sở hữu của cô dâu. 

Thứ ba, do các bên thỏa thuận. trường hợp này xuất phát từ ý chí của hai bên. Nếu có thỏa thuận số của hồi môn này là tài sản chung của vợ chồng; theo quy định tại Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung; cụ thể như sau:

1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Bởi vậy, có thể khẳng định lại lần nữa, rằng “của hồi môn” là tài sản chung; hay riêng phụ thuộc vào ý chí người tặng cho; và thời điểm làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Ly hôn có đòi lại được của hồi môn không?

Thực ra, việc chia hay không chia của hồi môn khi ly hôn phụ thuộc vào việc tài sản đó có phải tài sản chung của hai vợ chồng nay không. Nếu của hồi môn là tài sản riêng thì khi vợ chồng bạn ly hôn; số tài sản này sẽ không bị đem ra chia theo quy định của pháp luật. Còn nếu của hồi môn là tài sản chung do phát sinh trong quá trình chung sống; thì tài sản này sẽ được chia khi thực hiện thủ tục ly hôn. Tài sản khi ly hôn được chia đôi theo quy định của pháp luật; tỷ lệ này sẽ khác đi phụ thuộc vào các yêu tố: 

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Đôi bên có sự khó khăn về kinh tế sẽ được phép chia phần nhiều hơn. 
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập: Việc đóng góp tạo ra tài sản thì tỷ lệ sẽ khác đi nhằm dảm bảo được tính công bằng. 
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  •  Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Cụ thể hóa từ điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

….

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

ể biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Thủ tục thực hiện tách hộ khẩu khi chưa ly hôn

Mời bạn xem thêm

Ly hôn giả tạo là gì?

Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Cha, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho con không?

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần; hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Ly hôn thuận tình cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Vợ hoặc chồng có nhu cầu ly hôn thuận tình phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn xin ly hôn thuận tình. Lưu ý, khi viết đơn xin ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng đều phải ký vào đơn.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Trường hợp không giữ hoặc không còn giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính; thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao.
+ Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực).
+ Bản sao Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực).
+ Bản sao sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực).
+ Bản sao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm