Mắc bệnh thủy đậu thì có phải thực hiện cách ly hay không?

bởi Thanh Tri
Mắc bệnh thủy đậu thì có phải thực hiện cách ly hay không?

Tôi tên là Trương Thị Hồng Trúc đang sinh sống tại Bình Dương. Con gái tôi đang mắc bệnh thủy đậu vào ngày 03/11. Theo như thông tin tôi được biết thì người mắc bệnh này có phải thực hiện cách ly y tế đúng không? Công tác báo cáo thủy đậu cần đảm bảo các thông tin gì?

Tại bài viết dưới đây, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “ Mắc bệnh thủy đậu thì có phải thực hiện cách ly hay không? ”. Hi vọng bài viết mang lại cho độc giả nhiều thông tin bổ ích.

Căn cứ pháp lý

Thuỷ đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do vi rút varicella-zoster gây nên. Vi rút này có kích thước từ khoảng 150 đến 200mm, với nhân là AND. Người mắc bệnh sẽ bị phát ban, nổi mụn nước nhỏ có chứa đầy dịch, gây ngứa. Bệnh rất dễ lây lan cho những người chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng nhiễm vi rút varicella-zoster.

Bệnh thủy đậu được mô tả từ thời cổ đại nhưng y học thời bấy giờ cho rằng đây là dạng bệnh đậu mùa nhẹ. Mãi đến năm 1765, nhà khoa học Vogel đặt tên bệnh thủy đậu là Varicella. Năm 1767, bác sĩ người Anh William Heberden đã chứng minh bệnh đậu mùa khác với bệnh thủy đậu. Lần đầu tiên, bệnh thủy đậu được mô tả có bệnh cảnh lâm sàng riêng biệt. Tiếp tục vào năm 1875, nhà khoa học Rudolf Steiner cho thấy bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm. Cuối cùng bệnh thủy đậu được nhà khoa học Thomas Weller phân lập được virus varicella vào năm 1954. Nhà vi rút học Nhật Bản Michiaki Takahashi chính là người đã phát triển trực tiếp vắc xin thủy đậu vào năm 1972.

Mắc bệnh thủy đậu thì có cần phải thực hiện cách ly hay không?

Theo Điều 11 Thông tư 17/2019/TT-BYT có quy định danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế như sau:

Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế bao gồm:

  1. Bệnh bạch hầu.
  2. Bệnh ho gà.
  3. Bệnh sởi.
  4. Bệnh rubella.
  5. Bệnh than.
  6. Bệnh viêm màng não do não mô cầu.
  7. Bệnh tay chân miệng.
  8. Bệnh thủy đậu.
  9. Bệnh quai bị.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì bệnh thủy đậu thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B và bệnh này phải được tổ chức cách ly y tế, nếu không thực hiện cách ly y tế là vi phạm pháp luật.

Công tác báo cáo bệnh thủy đậu cần đảm bảo những thông tin gì?

Theo Điều 13 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định như sau:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; Thông tư số 15/2014/TT-BYT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn thông tin, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế; Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Mắc bệnh thủy đậu thì có phải thực hiện cách ly hay không?
Mắc bệnh thủy đậu thì có phải thực hiện cách ly hay không?


Theo Điều 4 Thông tư 54/2015/TT-BYT quy định như sau:

Nội dung thông tin cần báo cáo

  1. Số liệu thống kê mắc bệnh truyền nhiễm được xác định theo ngày khởi phát của bệnh nhân.
  2. Báo cáo trường hợp bệnh: Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo trường hợp bệnh theo quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này (bao gồm các trường hợp có chẩn đoán lâm sàng, các trường hợp có xác định của phòng xét nghiệm, các trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú và các trường hợp được phát hiện tại cộng đồng). Nội dung báo cáo trường hợp bệnh thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
  3. Báo cáo tuần: Nội dung báo cáo tuần thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tuần được tính trong 07 ngày, từ 00h00 ngày thứ Hai đến 24h00 ngày Chủ nhật của tuần báo cáo.
  4. Báo cáo tháng: Nội dung báo cáo tháng thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 3 và Biểu mẫu 4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục bệnh phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tháng được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của tháng báo cáo.
  5. Báo cáo năm: Nội dung báo cáo năm thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 5 và Biểu mẫu 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo năm được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của năm báo cáo.
  6. Báo cáo ổ dịch (bao gồm báo cáo phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm, báo cáo ổ dịch bệnh truyền nhiễm đang hoạt động và báo cáo kết thúc ổ dịch); Nội dung báo cáo ổ dịch thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 7, Biểu mẫu 8, Biểu mẫu 9 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo mỗi ngày được tính từ 00h00 đến 24h00 của ngày báo cáo.
  7. Báo cáo đột xuất: Nội dung và số liệu báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên cho từng công việc cụ thể.

Theo đó, công tác báo cáo bệnh thủy đậu cần đảm bảo các thông tin nêu trên.

Mắc bệnh thủy đậu nhưng không cách ly thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    • a) Không tổ chức cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
    • b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
    • c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    • a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
    • b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
    • c) Cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
    • Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 và các điểm a, b khoản 2 Điều này.

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

  • Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mắc bệnh thủy đậu thì có phải thực hiện cách ly hay không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký logo, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, dịch vụ công chứng tại nhà, kết hôn với người Nhật Bản… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người bị bệnh thủy đậu nên làm gì để tránh ngăn ngừa lây lan bệnh cho người khác?

+Tránh gió
+Nên mặc quần áo rộng vải mềm để không cọ xát làm vỡ các nốt mụn nước
+Không gãi mụn nước thủy đậu, tránh mụn vỡ khiến dịch bên trong lan ra, dễ lây lan ra các vùng da khác và những người có thể tiếp xúc.
+Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn. Khi tắm rửa nên nhẹ nhàng để không làm vỡ mụn nước. Nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm.
+Khi bị bệnh thủy đậu nên cách ly, không nên dùng chung đồ và sinh hoạt chung cùng người chưa bị bệnh để tránh lây lan.

Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?

Tùy vào thể trạng của bệnh nhân, mà bệnh sẽ mất từ 7 đến 21 ngày để xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Sau đó, sẽ mất thêm khoảng 7 – 10 ngày từ giai đoạn toàn phát đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch yếu, thủy đậu cũng có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần mới khỏi hẳn.

Bệnh thủy đậu có cần kiêng gió không?

Trên thực tế, việc bật quạt hay tiếp xúc với gió không ảnh hưởng đến bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên bật quạt nhẹ nhàng để tạo không khí thoáng mát, làm ráo mồ hôi. Không nên bật quạt quá mạnh hay ra đường khi gió quá lớn sẽ khiến cơ thể bị lạnh, sức khỏe kém và bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm