Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?

bởi Luật Sư X
mất biên bản xử phạt

Cầm trên tay biên bản xử phạt vì lỗi giao thông đã là điều đáng buồn. Nhưng chẳng may đánh mất biên bản đó có thể khiến chúng ta gặp phải không ít những phiền toái. Vậy liệu rằng, khi làm mất biên bản xử phạt có bị phạt thêm tiền hay không? Hoặc nếu làm mất biên bản sẽ phải xử lý thế nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều độc giả gửi về cho Luật sư X. Vì thế, thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Làm mất biên bản xử phạt có sao không?

Biên bản xử phạt lỗi vi phạm giao thông được những chiến sĩ cảnh sát giao thông lấp nhằm ghi nhận lỗi vi phạm, đối tượng vi phạm và thời gian, địa điểm vi phạm. Để từ đó, làm căn cứ xử phạt người vi phạm. Theo khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định rằng:

Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
….
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký (…) Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản;
Như vậy, với 02 bản, nếu trường hợp người vi phạm có làm mất một bản thì cơ quan cảnh sát giao thông xử phạt vẫn còn lưu giữ 1 bản để làm căn cứ đối chiếu. Do vậy, việc người vi phạm làm mất biên bản không đồng nghĩa với việc người đó sẽ không có nghĩa vụ nộp phạt nữa. Mặt khác, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng không quy định chế tài xử phạt nào đối với nhưng trường hợp người vi phạm làm mất biên bản xử phạt.

2. Làm mất biên bản xử phạt phải làm gì?

Nếu không may có làm mất biên bản xử phạt thì chúng ta vẫn có nghĩa vụ phải nộp phạt. Vì thời hạn nộp phạt là 10 ngày kể từ ngày vi phạm. Vì thế, người vi phạm phải lưu ý thời hạn này để tới cơ quan cảnh sát giao thông thực hiện thủ tục nộp phạt dù không có biên bản.

Về vấn đề biên bản bị mất, vì luật không quy định cụ thể phương hướng giải quyết đối với những trường hợp này. Do vậy, tùy từng nơi sẽ có những cách xử lý khác nhau. Nếu chẳng may gặp phải những cơ quan cảnh sát giao thông làm việc “cứng nhắc”. Người có thẩm quyền sẽ bắt người làm mất biên bản phải tới cơ quan công an tại phường, xã làm đơn báo mất. Sau đó mới chịu cấp lại biên bản xử phạt cho người vi phạm.

Còn nếu may mắn, gặp được những cán bộ có thẩm quyền “dễ tính”, có thể xử lý linh động thì quả là điều may mắn. Điều này có cơ sở bởi lẽ, những thông tin về lỗi vi phạm đã đều được ghi rõ tại biên bản xử phạt mà cơ quan công an đang lưu giữ. Vì thế khi đối chiếu những giấy tờ như CMND hoăc căn cước công dân nếu thấy tương thích thì cán bộ có thẩm quyền hoàn toàn có thể cấp lại biên bản xử phạt mới để người vi phạm tới kho bạc nộp phạt.

3. Lưu ý những lỗi vi phạt được xử phạt tại chỗ

Theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính thì đối với những cá nhân vi phạm lỗi giao thông có mức xử phạt dưới 250.000 đồng thì sẽ không cần lập biên bản và được xử phạt tại chỗ. Đối chiếu vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì những lỗi cụ thể đó là:

Xử phạt trực tiếp đối với người điều khiển xe máy trong các trường hợp:

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Không giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước để xảy ra va chạm (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Chở người ngồi trên xe sử dụng ô, dù (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Đi xe dàn hàng ba trở lên (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

– Đi xe “kẹp ba”, trừ trường hợp chở người đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi (Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng).

Xử phạt trực tiếp đối với người điều khiển ô tô trong các trường hợp:

– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau (Mức phạt 200.000 – 400.000 đồng).

– Chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ (Mức phạt 200.000 – 400.000 đồng).

– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định (Mức phạt 200.000 – 400.000 đồng).

Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với quý độc giả.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm