Xin chào Luật sư. Tôi là An, người làm thuê cho công ty nên tôi không hiểu biết nhiều về các vấn đề hay thủ tục pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi: Tôi vừa bị mất CMND và chưa kịp đi làm CCCD mới thì tôi có thể dùng giấy tờ khác thay thế cho CMND để lãnh bảo hiểm xã hội được không ạ? Trường hợp mất CMND của tôi có lãnh bảo hiểm xã hội một lần được không ạ? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Mất CMND có lãnh bảo hiểm xã hội được không?“. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội là gì?
Giải thích từ ngữ “Bảo hiểm xã hội” được quy định tại Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.
Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.
Phân loại bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bao gồm 03 loại chính là bảo hiểm xã hội bắt buộc, bổ sung và hưu trí bổ dung:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
+ Ốm đau
+ Thai sản
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Hưu trí
+ Tử thất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
+ Hưu trí
+ Tư tuất.
Bảo hiểm bổ sung theo quy định của pháp luật.
Mất CMND có lãnh bảo hiểm xã hội được không?
Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:
“a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.
a1) Sổ BHXH.
a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB”
Về hồ sơ hưởng BHXH một lần bao gồm:
Điều 109 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng BHXH một lần, bao gồm: Bản chính Sổ BHXH và Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.
Theo quy định trên, CMND không phải là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ hưởng BHXH một lần. Tuy nhiên, để tra cứu xem bạn có phải là người có tên trong sổ BHXH hay không thì phải cần có giấy tờ tùy thân.
Khi đến nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần thì bạn cần phải mang theo CMND hoặc các giấy tờ tùy thân và sổ hộ khẩu để chứng minh nhận thân của bạn.
Nếu bạn bị mất chứng minh thư bạn có thể mang theo hộ chiếu để thay thế CMND, ngoài ra bạn còn phải mang thêm sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Trường hợp của bạn mất CMND bạn sẽ không rút được BHXH một lần. Do đó, bạn chỉ có thể thay thế bằng một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân trên.
Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội một lần thế nào?
Trình tự thực hiện
Bước 1. Người lao động lập và nộp hồ sơ theo quy định, tương ứng với trường hợp của mình, sau đó nộp cho cơ quan BHXH nơi cư trú.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ có hợp lệ hay không và tiến hành giải quyết theo quy định.
Bước 3. Người lao động nhận kết quả giải quyết từ cơ quan BHXH gồm: Quyết định về việc hưởng BHXH một lần, bản quá trình đóng BHXH và tiền trợ cấp.
Lưu ý trường hợp người lao động không được nhận BHXH thì cơ quan BHXH phải có trách nhiệm gửi thông báo và ghi rõ lý do.
Cách thức thực hiện
(1) Nộp hồ sơ
Người lao động nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
- Nộp qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi cư trú.
(2) Nhận kết quả:
Sau khi nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội, người lao động nhận được hồ sơ giấy tờ và trợ cấp nếu hồ sơ hợp lệ gồm có:
Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);
Tiền trợ cấp theo hình thức đăng ký trước đó (nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH; nhận qua dịch vụ bưu chính công ích; nhận qua tài khoản ngân hàng).
Nếu người lao động ủy quyền cho người khác lãnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng BHXH 1 lần
Đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hưởng BHXH một lần:
Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Gộp sổ BHXH mất bao lâu theo quy định của pháp luật?
- Luật về cần sa ở Việt Nam có gì nổi bật?
- Quy định của pháp luật về biển cấm xe tải theo giờ năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mất CMND có lãnh bảo hiểm xã hội được không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, quy định tạm ngừng kinh doanh, tra mã số thuế cá nhân, xác minh tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, hồ sơ giải thể công ty cổ phần, thủ tục xin giải thể công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bạn có thể làm giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho thân nhân của bạn (cha, mẹ, anh, chị, em ruột…) nhận tiền bảo hiểm.
+ Bên ủy quyền cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền;
– Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân giữa cha (mẹ) bạn và bạn: Sổ hộ khẩu;
– Hợp đồng ủy quyền;
+ Bên nhận ủy quyền cần những giấy tờ sau:
– Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của bên nhận ủy quyền;
Khi đầy đủ các giấy tờ thì các bên làm giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng.
Mã số BHXH là một dãy ký tự gồm 10 chữ số được in trực tiếp trên sổ BHXH của người tham gia. Ví dụ: 0129722530.
Đây cũng chính là mã sổ BHXH của người lao động. Bởi Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về việc cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mã số BHXH đã nêu rõ:
1. Về mẫu, mã sổ BHXH:
– Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”
Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”
– Sổ BHXH được cấp mới, cấp lại theo mẫu (mới) từ ngày 01/8/2017.
Như vậy, 10 chữ số được in trên sổ BHXH vừa là số sổ, vừa là mã số BHXH dành riêng cho mỗi người lao động.
Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ: Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Như vậy, trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động, người lao động không thể tự chốt sổ cho mình.