Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một quốc gia. Tại Việt Nam, nhằm xây dựng một hệ thống chính trị đáng tin cậy và minh bạch, các cơ quan nhà nước thường thông qua phương thức lấy phiếu tín nhiệm để lựa chọn ra người lãnh đạo. Vậy khi đó, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Mẫu báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm là mẫu nào? Tải về Mẫu báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại đâu? Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện như thế nào? Sau đây LSX sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ qua bài viết sau.
Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là những ai?
Hiện nay, bỏ phiếu tín nhiệm là một trong những cách thức phổ biến thường được sử dụng để bầu ra ban lãnh đạo. Mục đích của cách thức này là dùng để đánh giá sự ủng hộ và mức độ tin cậy đối với các cá nhân cụ thể. Vậy khi đó, theo quy định pháp luật hiện hành, Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là những ai, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị quyết 96/2023/QH15.
- Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó.
- Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm.
Mẫu báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm chuẩn quy định
Trong quá trình tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, sẽ có một đội ngũ thu phiếu, kiểm phiếu để đưa ra kết quả cuối cùng. Những người này sau khi kiểm tra đối chiếu xong sẽ phải lập Mẫu báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm để công bố minh bạch kết quả bỏ phiếu. Quý độc giả có thể tham khảo và tải về Mẫu báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm chuẩn quy định tại đây:
Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm là khi nào?
Bỏ phiếu tín nhiệm có lẽ không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Đây là cách thức quan trọng nhằm lựa chọn ra người đứng đầu của tập thể, mọi người tham gia đều có quyền đóng góp ý kiến một cách trung thực. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm là khi nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 quy định về thời điểm lấy phiếu tín nhiệm như sau:
Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm
Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp), cụ thể như sau:
- Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc phê chuẩn thực hiện theo quy định của Quốc hội.
- Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu thực hiện theo chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo cấp ủy địa phương tiến hành sau khi lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do hội đồng nhân dân các cấp bầu.
- Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.
Thông qua quy định trên, thời điểm lấy phiếu tín nhiệm là định kỳ vào năm thứ 3, năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp, cụ thể như sau:
[1] Đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc phê chuẩn: Việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của Quốc hội.
[2] Đối với các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu: Việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
[3] Đối với các chức danh cấp ủy địa phương: Việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện sau khi lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do hội đồng nhân dân các cấp bầu.
[4] Đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác: Việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
Nguyên tắc công bằng, bình đẳng và khách quan là nguyên tắc được duy trì xuyên suốt trong tổ chức bộ máy nhà nước ta hiện nay. Trong đó, nhằm thể chế nguyên tắc này, việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân sẽ được triển khai theo quy định mà pháp luật đề ra. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện diễn ra như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Căn cứ theo Điều 11 Nghị quyết 96/2023/QH15, quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân như sau:
Chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, căn cứ vào đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm quy định trong Nghị quyết 96/2023/QH15, Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm và có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 96/2023/QH15 và bản kê khai tài sản, thu nhập đến Thường trực Hội đồng nhân dân.
– Người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo, bản kê khai tài sản, thu nhập đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 25 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
– Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp (nếu có) đến đại biểu Hội đồng nhân dân; gửi nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân có liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổng hợp đến người được lấy phiếu tín nhiệm.
– Trường hợp thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.
– Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm.
– Chậm nhất là 03 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm gửi báo cáo giải trình (nếu có) về những vấn đề được nêu trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu.
– Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Hội đồng nhân dân theo trình tự sau đây:
+ Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm;
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân thảo luận tại Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Tại phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân kết quả thảo luận tại Tổ. Phiên họp lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự;
+ Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu;
+ Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”;
+ Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu;
+ Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Khuyến nghị: Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ Chuyển đất ruộng lên thổ cư, LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 11 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023, kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng như sau:
Thứ nhất: Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.
Thứ hai: Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.
Thứ ba: Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.
Thứ tư: Đối với người được lấy phiếu tín nhiệm ở 2 nơi thì việc đánh giá tín nhiệm đối với cán bộ sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở xem xét tổng thể kết quả phiếu tín nhiệm ở từng nơi.
Việc công khai kết quả phiếu tín nhiệm đối với chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được thực hiện qua 04 cách thức sau:
– Công bố tại các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm;
– Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư thì công khai trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
– Đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn thì công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và Nhân dân biết.
– Đối với các chức danh, chức vụ còn lại trong hệ thống chính trị thì công khai tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.