Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải mới

bởi VanAnh
Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải mới

Trong những năm gần đây, số vụ tai nạn hàng hải liên tục gia tăng, tai nạn hàng hải do va chạm tàu ​​thuyền hoặc các tình huống nguy hiểm làm hư hỏng tàu thuyền, ô nhiễm môi trường và gây hậu quả nghiêm trọng, số người chết vì tai nạn hàng hải cũng tăng lên. Trong trường hợp xảy ra tai nạn hàng hải được cơ quan có thẩm quyền can thiệp điều tra, xác định nguyên nhân, diễn biến, thiệt hại thì việc điều tra phải được lập thành văn bản. Vậy Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải mới như thế nào? Cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về điều tra tai nạn lao động hàng hải

Việc điều tra tai nạn lao động hàng hải được quy định tại Chương III Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải như sau:

Các trường hợp điều tra tai nạn hàng hải

  • Tai nạn hàng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng phải được điều tra.
  • Các tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng có thể được điều tra hay không điều tra do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định. Trường hợp không điều tra, Cảng vụ hàng hải phải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam.

Tổ chức điều tra tai nạn hàng hải

– Thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải

  • Giám đốc Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý và tai nạn hàng hải khác do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam giao;
  • Trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra tại vùng nước cảng biển, tàu biển liên quan đến tai nạn tiếp tục hành trình đến vị trí neo đậu được chỉ định tại vùng nước cảng biển khác, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải đó cho Cảng vụ hàng hải nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi tàu biển neo đậu. Khi tàu đến vị trí neo đậu được chỉ định trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm cử ngay người có chuyên môn, nghiệp vụ lên tàu kiểm tra hiện trường và thu thập các chứng cứ.
  • Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng nước cảng biển Việt Nam cho một Cảng vụ hàng hải phù hợp.

– Khi nhận được thông tin về tai nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý, trong điều kiện cho phép, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải cử người có chuyên môn nghiệp vụ đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn hàng hải và lên tàu kiểm tra hiện trường, xem xét các vị trí làm việc và thu thập các chứng cứ cần thiết cho công tác điều tra. Khi tiến hành các công việc này, nhất thiết phải lập biên bản và có sự chứng kiến, xác nhận của người có thẩm quyền trên tàu và tránh ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn của tàu. Người được cử đến hiện trường sẽ là thành viên của Tổ điều tra tai nạn hàng hải được quy định tại khoản 3 Điều này.

– Giám đốc Cảng vụ hàng hải tổ chức điều tra tai nạn hàng hải có trách nhiệm ra quyết định thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.

– Trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải thông báo cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và chuyển giao hồ sơ, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn hàng hải theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền; trước khi chuyển giao, hồ sơ, tài liệu phải được sao y hoặc phô tô để lưu lại phục vụ việc điều tra tai nạn hàng hải; việc chuyển giao hồ sơ, tài liệu, chứng cứ phải được lập thành biên bản bàn giao.

– Đối với tai nạn hàng hải mà các cơ quan khác có thực hiện điều tra theo thẩm quyền, việc điều tra tai nạn hàng hải vẫn được tiến hành theo quy định của Thông tư này.

– Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho các chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ về việc điều tra tai nạn hàng hải đối với các tàu nước ngoài.

– Giám đốc Cảng vụ hàng hải được tạm giữ tàu biển không quá 05 ngày để thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra. Việc tạm giữ quá thời hạn trên trong trường hợp tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng biển sẽ do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, thời gian gia hạn tạm giữ không quá 05 ngày; trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam.

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải mới
Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải mới

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải mới

Hướng dẫn viết biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải

(1) Tên đơn vị thực hiện điều tra tai nạn lao động hàng hải.

(2) Tên ngành, mã ngành theo hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật thống kê.

(3) Ghi tên, mã số theo danh mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo, thống kê.

(4) Ghi theo tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật thống kê.

(5) Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.

Hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải

Chủ tàu có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải. Trong một vụ tai nạn lao động hàng hải nếu có nhiều thuyền viên bị tai nạn lao động thì mỗi thuyền viên bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng. Hồ sơ này bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu như sau:

  • Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
  • Sơ đồ hiện trường;
  • Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
  • Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
  • Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
  • Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
  • Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
  • Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
  • Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
  • Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải mới”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như thủ tục miễn giảm thuế đất phi nông nghiệp cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Khi nào người lao động không được hưởng chế độ từ công ty khi bị tai nạn lao động?

Căn cứ tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
“Điều 40. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.”
Đối chiếu quy định trên, nếu người lao động thuộc một trong các nguyên nhân nêu trên thì sẽ không được hưởng chế độ từ công ty khi bị tai nạn lao động.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động?

Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm