NLĐ hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động?

bởi DuongAnhTho
NLĐ hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động?

Tai nạn lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người lao động ở những mức độ khác nhau, đồng thời nếu không có sự quan tâm thì quyền lợi hợp pháp của người lao động còn bị xâm phạm trong nhiều trường hợp khác nhau. Tai nạn lao động là rủi ro không thể tránh khỏi khi làm việc. Vậy pháp luật quy định thế nào là tai nạn lao động và khi xảy ra tai nạn lao động thì người lao động được hưởng những quyền lợi gì ? Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết “NLĐ hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động là sự cố rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình lao động gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng người lao động, gắn với việc thực hiện công việc, nghĩa vụ lao động.

Ở Việt Nam, được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp; tai nạn xảy ra trong giờ làm việc, tại nơi làm việc; tai nạn xảy ra ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn xảy ra trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc của người lao động.

Nguyên nhân của tai nạn lao động chủ yếu là do an toàn lao động không đảm bảo; hoặc do các nguồn nguy hiểm trong sản xuất gây ra; hậu quả của nó là người lao động bị suy giảm khả năng lao động; hoặc tử vong. Vì vậy, người sử dụng lao động luôn luôn phải có trách nhiệm ngăn ngừa, bồi thường; trả các chỉ phí cấp cứu, điều trị và tiền lương trong thời gian điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động. Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra theo khoản 8 điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:

8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận; chức năng nào của cơ thể; hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động; gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

NLĐ hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động?

NLĐ hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động?

Theo quy định tại Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên

– Bị tai nạn không thuộc một trong các nguyên nhân sau:

+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

+ Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Khi người lao động bị tai nạn lao động mà có đủ các điều kiện nêu trên thì người lao động được hưởng các khoản trợ cấp sau:

Trợ cấp một lần

Áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% hoặc bị chết do tai nạn lao động với mức hưởng được tính như sau: (căn cứ Điều 48, Điều 53 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015)

– Trợ cấp khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%:

+ Suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 5 tháng lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương cơ sở;

+ Ngoài khoản trợ cấp trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mội năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động.

– Trợ cấp khi người lao động chết vì tai nạn lao động: Trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu thì ngoài hưởng chế độ tử tuất theo quy định, thân nhân còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương cơ sở.

Trợ cấp hàng tháng

Áp dụng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên với mức hưởng được tính như sau; (Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015)

+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở; sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

+ Ngoài khoản trợ cấp trên, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội; thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

+ Đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống; hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi; hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng nêu trên; hàng tháng người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở (Điều 52 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015).

Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do thương tật; hoặc bệnh tật tái phát thì thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.

Các quyền lợi khác

– Người lao động hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được hưởng các quyền lợi sau:

+ Nếu không còn làm việc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.

+ Nếu tiếp tục làm việc và tham gia đóng bảo hiểm xã hội; ngoài hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng theo quy định; khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được hưởng đồng thời cả lương hưu.

–  Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động; hoặc bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu; thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày tùy theo mức suy giảm khả năng lao động; mức hưởng là 30% lương cơ sở (Điều 54 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015).

– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể; thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt theo niên đại; và phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật như: chân, tay giả; mắt giả; răng giả; xe lăn, xe lắc; máy trợ thính…(căn cứ Điều 51 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015).

Trình tự, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động

Trình tự thực hiện

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động

Bước 2: Người sử dụng lao động tập hợp hồ sơ từ người lao động; hoàn thiện hồ sơ theo quy định để nộp hồ sơ cho BHXH nơi người sử dụng lao động đóng BHXH.

Bước 3:

+ BHXH huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động chuyển BHXH tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, thành phố để trả cho người sử dụng lao động theo quy định;

+ BHXH tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện hoặc từ người sử dụng lao động; giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH huyện; hoặc người sử dụng lao động theo quy định.

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động

  • Sổ BHXH đã xác định đóng BHXH đến tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động.
  • Biên bản điều tra TNLĐ.

Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động; thì có thêm bản sao biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an; hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội; hoặc giấy xác nhận của UBND xã, phường nơi xảy ra tai nạn. Ngoài ra bị tai nạn giao thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại; thì có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú.

  • Giấy ra viện sau khi đã điều trị thương tật ổn định.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “ NLĐ hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; Đăng ký mã số thuế cá nhân, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Khi nào người lao động không được hưởng chế độ từ NSDLĐ khi bị tai nạn lao động ?

Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Bị tai nạn lao động có được xin nghỉ có được hưởng lương hưu không ?

Căn cứ vào quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm 60% khả năng lao động trở lên và có 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành thì được hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm