Tồn kho là vấn đề cốt lõi mà doanh nghiệp quan tâm tới, trên thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng hàng tồn kho chênh lệch lớn so với sổ sác hay hàng tồn kho bị hỏng, hết hạn sử dụng. Khi đó biện pháp được sử dụng có thể là thanh lý hàng tồn kho. Đây là một trong những công việc quan trọng trong việc kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp để đảm bảo việc thanh lý này diễn ra theo đúng trình tự pháp luật và đồng nhất thì các công ty cần phải đưa ra một mẫu biên bản thanh lý hàng hóa còn tồn kho theo đúng quy định. Vậy soạn thảo mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho ra sao và quy định pháp luật xoay quanh vấn đề thanh lý hàng tồn kho như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Quy định về hàng tồn kho như thế nào?
Hàng tồn kho hay còn gọi là hàng lưu kho, đây là danh mục các nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc là chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữ trong kho. Nếu như biết quản trị hàng tồn kho, nếu như được thực hiện đúng cách, thì có thể làm giảm đi các khoản chi phí và làm tăng lợi nhuận cho công ty.
Hàng hoá tồn kho bao gồm có:
– Hàng hoá mua về để bán đi;
– Thành phẩm tồn kho và các thành phẩm gửi đi bán;
– Sản phẩm dở dang (sản phẩm mà chưa hoàn thành và sản phẩm đã hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho);
– Nguyên liệu, vật liệu;
– Công cụ, các dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua mà đang đi trên đường;
– Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang;
– Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu vào để sản xuất, gia công các hàng xuất khẩu và thành phẩm, hàng hoá đã được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Thủ tục thanh lý hàng tồn kho năm 2023
Bước 1: Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp hàng hóa tồn kho tiến hành thanh lý hàng hóa trong kho kèm theo Giấy đề nghị công ty tiến hành thanh lý. Những nội dung cơ bản trong giấy đề nghị thanh lý hàng hóa tồn kho gồm có:
– Tên hàng hóa cần thanh lý;
– Số lượng cụ thể cần thanh lý với mỗi loại hàng hóa đã được ban lãnh đạo Công ty xem xét;
– Chất lượng hàng hóa tại thời điểm kiểm kê;
– Lý do thanh lý hàng hóa tồn kho.
Khi trưởng đơn vị quản lý trực tiếp hàng hóa tồn kho gửi lên Công ty để đề nghị Công ty tiến hành thanh lý số lượng hàng hóa tồn trong kho thì tùy vào cơ cấu, phân công quản lý của từng doanh nghiệp xem xét có cần gửi kèm giấy đề nghị thanh lý hàng tồn kho trong bộ văn bản thanh lý hàng tồn kho hay không.
Bước 2: Công ty tiến hành họp thành lập hội đồng thanh lý hàng tồn kho và lập biên bản họp với nội dung gồm:
– Thẩm định và định giá hàng hóa tồn kho thực tế;
– Đề xuất và chỉ ra phương án thanh lý hàng hóa tồn kho;
Quyết định của cuộc họp hội đồng thanh lý để xem xét thực trạng hàng tồn kho có thực sự có cần phải thanh lý không.
Bước 3: Đối với hàng hóa cần phải thanh lý thì ra quyết định thành lập Hội đồng thanh lý Nội dung của quyết định phải đáp ứng các vấn đề cơ bản như sau:
– Những người tham gia Hội đồng thanh lý hàng hóa;
– Người chịu trách nhiệm quyết định thanh lý hàng hóa;
– Trách nhiệm của những người liên quan đến việc thực hiện thanh lý hàng hóa.
Bước 4: Hội đồng thanh lý tiến hành xác minh hàng cần thanh lý và lập biên bản xác nhận hiện trạng tài sản tồn kho về chủng loại, số lượng, chất lượng của hàng tồn kho. Biên bản có nội dung cơ bản: Ngày, tháng lập biên bản; những người trong hội đồng thanh lý tài sản; hàng hóa được kiểm kê có tên gọi, số lượng, chất lượng thực tế như thế nào. Từ đó, hội đồng thanh lý hàng tồn kho sẽ xác minh thực tế hàng tồn và xác nhận hiện trạng hàng tồn cần thanh lý.
Bước 5: Hội đồng thẩm định lập Biên bản thẩm định hàng hóa để xác nhận hiện trạng hàng hóa cần thanh lý, phương thức thanh lý, giá trị hàng tồn thanh lý, … để trình lên chủ tịch Hội đồng thành viên/ Giám đốc xem xét và quyết định các phương án thanh lý.
Bước 6: Hội đồng quản trị/ Giám đốc quyết định phê duyệt phương án thanh lý hàng tồn kho, hoàn tất thủ tục thanh lý hàng tồn kho.
Bước 7: Những mặt hàng tồn kho có giá trị lớn thì trước khi quyết định thanh lý cần phải đưa Đại hội cổ đông quyết định
Tải xuống Mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho
Hướng dẫn soạn thảo biên bản thanh lý hàng tồn kho
Người soạn thảo biên bản thanh lý hàng tồn kho cần lưu ý những vẫn đề sau khi bắt đầu soạn thảo:
– Ở phần mở đầu: biên bản thanh lý hàng tồn kho phải đảm bảo được có đủ các thông tin về: Quốc hiệu – tiêu ngữ, tên của công ty, số quyết định của công ty, ngày soạn thảo biên bản thanh lý hàng tồn kho, tên của biên bản, địa điểm lập biên bản, căn cứ đưa ra quyết định thanh lý hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp. Thứ tự viết cụ thể như sau:
+ Lề bên trái của đầu biên bản là thông tin của công ty và số quyết định của công ty. Ví dụ: “Công ty Cổ phần ABC , Số: …../…../QĐ-…..”
+ Lề bên phải của đầu biên bản là Quốc hiệu và Tiêu ngữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
+ Phía dưới của phần Quốc hiệu, tiêu ngữ chính là địa điểm và ngày lập biên bản thanh lý.
+ Mục tên của biên bản. Ví dụ như: “BIÊN BẢN THANH LÝ HÀNG HOÁ TỒN KHO”.
+ Căn cứ thanh lý mà doanh nghiệp có thể đưa ra, bao gồm:
Căn cứ Biên bản họp Hội đồng quản trị số ………….., ngày ……;
Căn cứ vào Quyết định số:…….., ngày………. về việc thành lập Hội đồng thanh lý hàng tổn kho, của Hội đồng quản trị Công ty ……;
Căn cứ giá bán các sản phẩm mới cùng loại trên thị trường địa phương tại thời điểm khảo sát giá;
+ Địa điểm và ngày soạn biên bản thanh lý
+ Họ và tên, chức vụ của những người có trong Hội đồng thanh lý hàng tồn kho
– Nội dung trong mẫu biên bản thanh lý hàng hóa tồn kho: mẫu biên bản thanh lý hàng hóa tồn kho chủ yếu gồm các Điều như sau:
Điều 1: Thẩm định thực tế và định giá hàng hóa tồn kho, bao gồm những nội dung sau:
+ Tên của các tài sản thanh lý
+ Số lượng các hàng hóa cần thanh lý: Mục này sẽ phải đảm bảo ghi đầy đủ số lượng sản phẩm, giá trị của hàng hoá thanh lý, giá trị sổ sách và các ghi chú quan trọng (nếu có).
+ Tổng giá trị thanh lý các hàng hóa
Điều 2: Phương án thanh lý các hàng hoá: mục này gồm có đối tượng thanh lý, cách thức thanh lý và giá trị thanh lý
Điều 3: Quy định những đối tượng thực hiện công việc thanh lý hàng hoá tồn kho. Ví dụ như: Bàn giao công việc thanh lý hàng tồn kho cho những người có thẩm quyền như Hội đồng thanh lý hàng hóa, Ban quản kho hay là Phòng quản lý hàng hóa,.. nhằm để thực hiện việc thanh lý các hàng hóa tồn kho theo đúng trình tự và thủ tục được quy định.
Điều 4: quy định về số tiền thu được khi thanh lý hàng hoá.
Điều 5: Hiệu lực của biên bản thanh lý hàng tồn kho. Ví dụ như: Quyết định thanh lý có hiệu lực kể từ ngày……
– Phần kết thúc của mẫu biên bản thanh lý hàng hóa tồn kho: có Tên và chữ ký của thư ký và chủ toạ
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Biên bản thanh lý hợp đồng thương mại chuẩn và mới nhất
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2021
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho mới năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Mẫu đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Do việc doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn. Đây là một việc thường xuyên diễn ra khi khách hàng của doanh nghiệp không có nhu cầu nhận hóa đơn. Và lỗi thuộc về kế toán khi bán hàng đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng không xuất hóa đơn cho dù người mua không có nhu cầu.
Trường hợp thứ 2 là việc nhiều doanh nghiệp sử dụng hóa đơn không đúng với hoạt động kinh doanh dẫn đến hàng tồn kho tồn nhiều.
Khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí thì kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”.
Giá trị hàng tồn kho không được hoàn các loại thuế sau: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho.
Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC (có hiệu lực từ 10/10/2019) quy định trường hợp xử lý đối với hàng tồn kho đã trích lập dự phòng, cụ thể như sau:
Hàng tồn kho do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, hư hỏng, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng phải được xử lý hủy bỏ, thanh lý.