Mẫu cải chính giấy khai sinh cập nhật mới năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Mẫu cải chính giấy khai sinh cập nhật mới năm 2023

Việc thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ có ý nghĩa quan trọng, bởi đây là một trong những loại giấy tờ mà trẻ nào khi sinh ra cũng cần đăng ký để đảm bảo quyền lợi của mình như đăng ký tiêm chủng, làm hồ sơ nhập học… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác nhau mà giấy khai sinh có thể bị sai sót, lúc bày điều cần làm là thực hiện cải chính hộ tịch. Nội dung bài viết dưới đây, LSX sẽ chia sẻ đến bạn đọc Mẫu cải chính giấy khai sinh và quy định pháp luật về việc thực hiện cải chính hộ tịch, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đơn xin cải chính giấy khai sinh dùng để làm gì?

Giấy khai sinh là loại giấy tờ quan trọng đối với mỗi người, mỗi người sinh ra đều phải có giấy khai sinh theo quy định của pháp luật, Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân, thông tin ghi trên giấy khai sinh phải chính xác. Trường hợp có sai xót thì phải cải chính lại thông tin trên giấy khai sinh.

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về cải chính hộ tịch như sau:

“Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.”

Căn cứ theo quy định trên có thể hiểu cải chính Giấy khai sinh là việc chỉnh sửa các thông tin cá nhân trong bản chính Giấy khai sinh. Việc cải chính này được thực hiện khi có đủ căn cứ xác định có sai xót do lỗi của công chức làm công tác tư pháp – hộ tịch ở UBND cấp xã hoặc do lỗi của người yêu cầu đăng ký khai sinh. Khi đó cơ quan có thẩm quyền sẽ đính chính giấy khai sinh và ban hành quyết định cải chính theo các quy định của pháp luật.

Thay đổi các thông tin trên giấy khai sinh như họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên bố, tên mẹ, … và phải có căn cứ lý do chính đáng.

Mẫu cải chính giấy khai sinh cập nhật mới năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [23.37 KB]

Hướng dẫn ghi Mẫu cải chính giấy khai sinh

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.

(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.

(4) Ghi rõ nội dung loại việc đề nghị đăng ký.

Ví dụ: Thay đổi họ, tên/cải chính phần khai về chữ đệm của người mẹ/xác định lại dân tộc/bổ sung phần khai về năm sinh của người cha.

(5) Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây có liên quan.

Ví dụ: Đã đăng ký khai sinh tại UBND xã … huyện … thành phố Hà Nội ngày …, số … quyển số ….

(6) Ghi rõ nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông hộ tịch, xác định lại dân tộc

Ví dụ: – Được thay đổi họ từ Nguyễn Văn A thành Vũ Văn B

            – Được cải chính năm sinh từ 1975 thành 1976

 (7) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.

Thẩm quyền cải chính thông tin trong Giấy khai sinh như thế nào?

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, cá nhân/người được ủy quyền sẽ tiến hành gửi đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành cải chính. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đính chính thông tin trong Giấy khai sinh như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:

…b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:

…b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

Theo quy định trên, thẩm quyền cải chính thông tin trong Giấy khai sinh như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp xã: Cải chính thông tin trong Giấy khai sinh cho người chưa đủ 14 tuổi.

Mẫu cải chính giấy khai sinh cập nhật mới năm 2023

– Ủy ban nhân dân cấp huyện: Cải chính thông tin trong Giấy khai sinh cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.

Quy định về thủ tục cải chính giấy khai sinh năm 2023

Việc cải chính hộ tích sẽ được tiến hành theo trình tự nhất định để đảm bảo quy trình diễn ra nhanh chóng và đúng thẩm quyền. Cụ thể căn cứ Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

“Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”

Từ quy định trên thì người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu cải chính giấy khai sinh cập nhật mới năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Tách hợp thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Có thể ủy quyền cho người khác đăng ký khai sinh cho con hay không?

Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Trường hợp không trực tiếp đi nộp thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ. (Khoản 03 Điều 1 Nghị định số 05/2012/NĐ-CP)

Đăng ký khai sinh cho con như thế nào khi chưa đăng ký kết hôn?

Nếu cha mẹ chưa kết hôn, khi khai sinh bỏ trống tên cha thì khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Khi chưa đăng ký kết hôn mà muốn khai sinh cho con có tên cha thì cần tiến hành làm đồng thời hai thủ tục:
– Thủ tục nhận cha con
– Thủ tục đăng ký khai sinh cho con.

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con bằng cách nào?

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:
Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
Trường hợp không có văn bản nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm