Xin chào Luật sư, gia đình tôi có 2 anh em trai. Bố tôi mới mất và để lại di chúc sẽ chia căn nhà hiện đang ở cho 2 anh em. Tôi thì làm việc trên Hà Nội và đã mua được nhà ở trên này rồi nên hiện tại tôi không có ý định sẽ trở về căn nhà của bố mẹ sống. Tôi muốn nhường phần thừa kế này cho em trai tôi để e ở lại chăm sóc căn nhà cũng như chăm sóc bàn thờ của bố mẹ. Mong luật sư tư vấn về mẫu đơn này được áp dụng để chuyển nhượng quyền thừa kế này.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp quan bài viết “Mẫu đơn chuyển nhượng quyền thừa kế 2024” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
Thế nào là chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế?
Khi bạn được chia thừa kế nhưng không muốn nhận phần di sản thừa kế đó thì phải làm thế nào? Đây là câu hỏi được khá nhiều người dành cho LSX. Hiện nay việc từ chối di sản thừa kế khá phổ biến và cũng nằm trong quy định cơ bản của Luật thừa kế.
Quyền thừa kế hay quyền hưởng di sản thừa kế là quyền của mỗi cá nhân, mọi cá nhân đều được bình đẳng về quyền thừa kế hay quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định hay định nghĩa, giải thích về chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế. Tuy nhiên, từ thực tế thì có thể hiểu nôm na việc chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế chính là việc một cá nhân (hoặc cũng có thể là một tổ chức) theo di chúc hoặc theo pháp luật họ được quyền hưởng phần di sản thừa kế đó nhưng họ từ chối nhận di sản. Theo đó, bản chất của chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế chính là từ chối nhận di sản thừa kế.
>> Xem thêm: Tội ngoại tình có bị đi tù không
Mẫu đơn chuyển nhượng quyền thừa kế 2024-Tải xuống mẫu
Chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc mẫu đơn chuyển nhượng quyền thừa kế mới và hoàn chỉnh do chúng tôi soạn thảo. Mong rằng có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Hôm nay, ngày…tháng…năm…, tại…,
Tôi là:….Sinh năm:…
CMND/CCCD số:…do Công an…cấp ngày…
Hộ khẩu thường trú:…
Nơi ở hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
(Là…của người để lại di sản thừa kế)
Tôi là người thừa kế của ông…
Ông….chết ngày…theo…do UBND…đăng ký khai tử ngày…
Di sản mà ông…để lại, bao gồm:
1. Sổ tiết kiệm…
2. Phần quyền sử dụng đất:
– Thửa đất số:…;
– Tờ bản đồ số:…;
– Địa chỉ:….
– Diện tích:… m2 (Bằng chữ:… mét vuông);
– Hình thức sử dụng: riêng:… m2 ; chung:… m2 ;
– Mục đích sử dụng:…
– Thời hạn sử dụng:…
– Nguồn gốc sử dụng:…
3. Ô tô mang biển kiểm soát… số…theo giấy đăng ký ô tô số… do Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh… cấp ngày….đăng ký lần đầu ngày…được mang tên Nguyễn Văn A tại địa chỉ số đường…phường…quận…tỉnh/thành phố…
– Nhãn hiệu:…
– Số loại:…
– Loại xe:…
– Màu sơn:…
– Số khung:…
– Số máy:…
– Số chỗ ngồi:…
Nay bằng văn bản này tôi tự nguyện từ chối nhận kỷ phần thừa kế di sản nêu trên mà tôi được hưởng.
Tôi xin cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã được ghi trong văn bản này là đúng sự thật.
– Việc từ chối nhận tài sản thừa kế này không nhằm để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Tôi đã đọc nội dung của văn bản này, đã hiểu rõ trách nhiệm pháp lý của mình khi lập và ký/điểm chỉ vào văn bản này.
Người lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
(Ký/điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn cách soạn thảo đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế
Mẫu đơn từ chối di sản thừa kế khá đơn giản nhưng cũng cần có những chú ý nhất định trong quá trình soạn thảo. Khi soạn thảo đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (văn bản từ chối nhận di sản thừa kế), trong đơn phải có những mục sau:
– Thời gian, địa điểm lập đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (văn bản từ chối nhận di sản thừa kế): Có thể là tại nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng. Ví dụ: Văn phòng Công chứng X, địa chỉ tại số…đường…phường…quận…tỉnh/thành phố…
– Thông tin cá nhân của người chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (văn bản từ chối nhận di sản thừa kế), bao gồm:
+ Họ và tên;
+ Năm sinh;
+ Nơi ở (địa chỉ thường trú, nơi ở hiện tại);
+ Số CMND/CCCD/Hộ chiếu;
+ Số điện thoại liên hệ.
– Mối quan hệ giữa người chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (từ chối nhận di sản thừa kế) và người đã mất để lại di sản. Ví dụ, tôi là người thừa kế của ông Nguyễn Văn A.
– Thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử hoặc căn cứ theo trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ này. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, chết ngày….theo giấy chứng tử số…, do UBND xã X, huyện Y, tỉnh Z đăng ký khai tử ngày…
– Liệt kê đầy đủ số tài sản mà người chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (từ chối nhận di sản thừa kế) được hưởng. Ví dụ, di sản thừa kế mà người chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (từ chối nhận di sản thừa kế) được hưởng bao gồm có:
+ Đất đai thì ghi cụ thể như sau: Di sản mà ông Nguyễn Văn A để lại là một thửa đất tại địa chỉ số đường…phường…quận…tỉnh/thành phố… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…, số vào sổ cấp GCN….do UBND xã X, huyện Y, tỉnh Z cấp ngày…
Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:
– Thửa đất số:…
– Tờ bản đồ số:…
– Địa chỉ: số đường…phường…quận…tỉnh/thành phố…
– Diện tích:…m2 (Bằng chữ:…mét vuông);
– Hình thức sử dụng: riêng:…m2; chung:…m2;
– Mục đích sử dụng:…
– Thời hạn sử dụng:…
– Nguồn gốc sử dụng:…
Phương tiện giao thông thì ghi cụ thể như sau: Di sản mà ông Nguyễn Văn A để lại là chiếc xe ô tô mang biển kiểm soát số…theo giấy đăng ký ô tô số… do Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh… cấp ngày….đăng ký lần đầu ngày…được mang tên Nguyễn Văn A tại địa chỉ số đường…phường…quận…tỉnh/thành phố…
– Nhãn hiệu:…
– Số loại:…
– Loại xe:…
– Màu sơn:…
– Số khung:…
– Số máy:…
– Số chỗ ngồi:…
Mời bạn xem thêm
- Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024
- Mẫu công văn giải thể công đoàn cơ sở 2024
- Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn chuyển nhượng quyền thừa kế 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (từ chối nhận di sản thừa kế), người từ chối không được từ chối nhận di sản thừa kế nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Điều 59 Luật Công chứng 2014 quy định người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Vì thế, công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế) là không bắt buộc đối với người từ chối nhận di sản thừa kế. Nếu người từ chối nhận di sản thừa kế có yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế) thì có thể đến bất kỳ một tổ chức hành nghề công chứng nào trên phạm vi cả nước để yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế). Trước khi đi đến tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế), người yêu cầu chuẩn bị trước bản sao di chúc (áp dụng trong trường hợp thừa kế theo di chúc) hoặc giấy tờ để chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế) theo pháp luật về thừa kế, như giấy khai sinh,…và giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
Lưu ý rằng, sau khi lập đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (từ chối nhận di sản thừa kế) hoặc sau khi hoàn thành việc công chứng, chứng thực đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (từ chối nhận di sản thừa kế) thì người từ chối nhận di sản thừa kế phải gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Việc lập đơn chuyển quyền thừa kế, nhường di sản thừa kế (từ chối nhận di sản thừa kế) bắt buộc phải được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản, cụ thể:
– Việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.
– Văn bản từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản