Những người nào có quyền kháng cáo vụ án dân sự? Mẫu đơn kháng cáo dân sự bao gồm những nội dung gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Mẫu đơn kháng cáo dân sự
Theo Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, những người có quyền kháng cáo, rút đơn kháng cáo gồm:
- Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện
Bên cạnh đó, chỉ trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì mới được rút đơn kháng cáo. Việc này phải được lập thành văn bản và được ghi vào biên bản phiên tòa. Khi đó, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo
Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Nội dung bắt buộc phải có trong đơn kháng cáo bao gồm:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo
Người kháng cáo có thể là cá nhân, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự….
Nếu không thể tự mình làm đơn kháng cáo có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình. Lúc này, trong phần tên, địa chỉ, số điện thoại, cuối đơn, phải là thông tin và chữ ký của người đại diện kèm theo Văn bản ủy quyền.
Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp trừ khi được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công.
Mẫu đơn kháng cáo dân sự mới nhất
Xem trước và tải xuống mẫu đơn kháng cáo dân sự mới nhất
Hướng dẫn cách viết đơn kháng cáo dân sự:
- Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).
- Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo, nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).
- Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).
- Ghi tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…).
- Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H).
- Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
- Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
- Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) Bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) Bản sao Giấy đòi nợ…).
- Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Mời bạn xem thêm:
- KHÁNG CÁO QUÁ HẠN TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
- CÓ PHẢI HOÃN PHIÊN TÒA PHÚC THẨM KHI NGƯỜI KHÁNG CÁO VẮNG MẶT?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quyết toán thuế tncn la gì theo quy định mới nhất năm 2022?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, xin phép bay flycam, tạm dừng công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án
Tuy nhiên, đối với các đối tượng khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Ngược lại, nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện mà vắng mặt khi Tòa tuyên án không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
– Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
– Tòa án cấp phúc thẩm. Lúc này, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định.