Thu hồi đất là quyết định của Nhà nước áp dụng đối với người sử dụng đất trong một số trường hợp nhất định. Việc thu hồi đất tước bỏ đi quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của họ. Vì vậy, pháp luật cho phép họ có quyền khiếu nại, khởi kiện để tự bảo vệ chính mình bằng cách khiếu nại hoặc khởi kiện.
Cùng Luật sư X tìm hiểu cách viết mẫu đơn khiếu nại thu hồi đất đai năm 2022 qua bài viết dưới đây.
Khiếu nại thu hồi đất đai
Khiếu nại là một trong những quyền của công dân đối với các quyết định, hành vi của cơ quan, chủ thể có thẩm quyền, khiếu nại xét trong lĩnh vực hành chính được giải thích trong Luật khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Có thể hiểu khiếu nại về việc bị thu hồi đất là việc công dân, cơ quan, tổ chức, đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người khiếu nại gồm: Người sử dụng đất; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất.
Đối tượng khiếu nại: Theo khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 đối tượng khiếu nại đất đai là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
Quyết định hành chính bao gồm:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
- Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai…
Hành vi hành chính về quản lý đất đai: Là hành vi của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền để ban hành các quyết định quản lý hành chính về đất đai với các hành vi thường gặp như: Chậm thực hiện, thực hiện không đúng, không thực hiện,…
Tại Điều 66 Luật Đất đai quy định chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất là chủ tịch UBND tỉnh hoặc chủ tịch UBND huyện, tùy theo trường hợp cụ thể.
Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất thuộc về chủ tịch UBND huyện.
Khiếu nại về quyết định bồi thường, thu hồi đất có thể gửi đơn trực tiếp đến người đã ra quyết định này.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
– Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các quyết định:
+ Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,..và đất công ích của xã, phường, thị trấn (UBND cấp huyện được ủy quyền).
+ Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.
– Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến các quyết định:
- Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,..và đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai
– Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 đối với các quyết định, hành vi hành chính mà chủ tịch UBND cấp xã, Trưởng phòng Tài Nguyên và môi trường giải quyết lần đầu nhưng người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết.
– Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 đối với các quyết định, hành vi hành chính mà Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở tài nguyên và môi trường giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết.
– Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 đối với các quyết định, hành vi hành chính mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết.
Mẫu đơn khiếu nại thu hồi đất đai năm 2022
Xem trước và tải xuống mẫu đơn:
Đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất là văn bản do cá nhân, cơ quan, tổ chức gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất để đề nghị chủ thể này xem xét lại quyết định khi có căn cứ cho rằng có sự vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu đơn khiếu nại thu hồi đất đai năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, kế toán giải thể công ty, tạm ngừng doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, xin mã số thuế cá nhân, bảo hộ logo độc quyền, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất được dùng để bày tỏ ý chí của cá nhân, cơ quan, tổ chức; là căn cứ phát sinh nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của chủ thể có thẩm quyền; là hình thức biểu hiện để họ bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình.
Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Người bị khiếu nại là cơ quan ban hành quyết định thu hồi đất, gồm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.