Mẫu đơn thừa kế quyền sử dụng đất chuẩn quy định

bởi Bảo Nhi
Mẫu đơn thừa kế quyền sử dụng đất chuẩn quy định

Thừa kế vốn là vấn đề mà mỗi gia đình đều gặp phải khi có người thân đã mất trong đời sống hiện nay. Thừa kế quyền sử dụng đất được xem là mẫu đơn dùng để đăng ký khi người nhận thừa kế thừa kế quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Bên cạnh đó nó công nhận về quyền thừa kế đất cũng như quyền sử dụng đất, đảm bảo về mặt pháp lý. Vậy mẫu đơn thừa kế quyền sủ dụng đất sẽ được viết như nào sao cho đúng pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn thừa kế quyền sử dụng đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì điều kiện để người sử dụng đất thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất có văn bản thừa kế quyền sử dụng đất cụ thể như sau:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Theo đó, điều kiện có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất áp dụng đối với trường hợp lập di chúc có công chứng và lập di chúc có chứng thực. Trường hợp lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng và thừa kế theo pháp luật chỉ cần chứng minh nhà đất đó hợp pháp thì vẫn có quyền chia thừa kế.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

  • Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với đất) mà người đó đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
  • Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
  • Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:
  • Trong trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.
  • Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.
  • Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.
  • Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.

Mẫu đơn thừa kế quyền sử dụng đất

Hướng dẫn viết mẫu đơn thừa kế quyền sử dụng đất

Mẫu đơn thừa kế quyền sử dụng đất chuẩn quy định
Mẫu đơn thừa kế quyền sử dụng đất chuẩn quy định

– Đơn này dùng trong trường hợp người để thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc và người nhận thừa kế quyền sử dụng đất là duy nhất theo pháp luật.

– Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận thừa kế thì đề gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường; tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận thừa kế thì đề gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người xin đăng ký thừa kế theo quy định sau đây:

* Đối với cá nhân thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND,ngảy và nơi cấp giấy CMND,địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

* Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất thì ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch, địa chỉ tạm trú tại Việt Nam.

* Đối với hộ gia đình thì ghi chữ “Hộ ông (hoặc bà)” và họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngảy và nơi cấp giấy CMND của chủ hộ gia đình, số và ngày cấp sổ hộ khẩu của hộ, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình;

* Đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức; số hiệu, ngày và nơi ký quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; địa chỉ trụ sở của tổ chức sử dụng đất; đối với cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ theo đơn vị hành chính; đối với cộng đồng dân cư thì ghi “cộng đồng dân cư”, tên của cộng đồng dân cư đó và địa chỉ theo đơn vị hành chính;

Thủ tục xác nhận đơn xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất

– Trình tự thực hiện:

Bước 1Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định.

Bước 2Nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường –xã, thị trấn (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).

– Cán bộ địa chính phường – xã, thị trấn kiểm tra tính đầy đủ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cán bộ tiếp nhận viết biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3Nhận kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường xã, thị trấn (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).

– Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

  • Đơn xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai (nếu có).
  • Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu (bản sao).
  • Giấy tờ di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế
  • Giấy chứng tử của người để lại thừa kế.
  • Giấy ủy quyền (nếu người khác đi nộp và nhận thay).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết: Không quá 02 ngày làm việc, không tính thời gian thông báo niêm yết làm việc 30 ngày.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân phường –xã, thị trấn.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận

– Lệ phí (nếu có): Không

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm): Đơn xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất (Mẫu 16/ĐK)

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có ) nhö sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15-10-1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15-10-1993, nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15-10-1993;

Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn thừa kế quyền sử dụng đất”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Hợp đồng gói thầu mua sắm hàng hóa cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Nộp đơn xin xác nhận quyền thừa kế ở đâu ?

Theo Điều 5, Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về nơi có thẩm quyền xác nhận bao gồm:
Ủy ban Nhân dân cấp xã ( Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn )
Các văn phòng công chứng

Giá tính lệ phí trước bạ khi mua bán, tặng cho, thừa kế đất đai?

Mức lệ phí trước bạ phải nộp khi mua bán, nhận tặng cho, thừa kế đất đai:
Lệ phí trước bạ = 0.5 % x (Giá tại bảng giá đất)
Các trường hợp được miễn lệ phí trước bạ khi nhận thừa kế, tặng cho đất đai:
Nhà, đất là di sản thừa kế hoặc là quà tặng giữa:
Vợ với chồng;
Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
Cha vợ, mẹ vợ với con rể;
Ông nội, bà nội với cháu nội;
Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
Anh, chị, em ruột với nhau.

Những trường hợp nào không được thừa kế đất đai?

Căn cứ theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, có 05 trường hợp sau đây không được quyền hưởng di sản, cũng như quyền thừa kế nhà đất, bao gồm:
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Đối với những đối tượng này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc: Con đã thành niên có khả năng lao động và toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp nhưng không cho người con đó hưởng thừa kế
Và theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, nếu con đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) có khả năng lao động không được hưởng di sản sản thừa kế khi:
Người lập di chúc không cho người đó hưởng thừa kế theo di chúc.
Toàn bộ di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở được thừa kế theo di chúc hợp pháp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm