Trong thực, chúng ta có thể nghe thấy về đơn xin bãi nại trong các vụ án hình sự. Tuy nhiên khi gặp phải tình huống muốn làm đơn xin bãi nại, một số người còn gặp khó khăn về vấn đề này. Để có thể làm đơn xin bãi nại một cách chính xác và đúng luật hãy tham khảo “Mẫu đơn xin bãi nại của người bị hại chuẩn quy định” của Luật sư X nhé, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Đơn bãi nại là gì?
Bãi nại là một thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong Bộ luật Hình sự nhưng lại không có quy định cụ thể thế nào là bãi nại. Tuy nhiên có thể hiểu bãi nại là việc bãi bỏ yêu cầu khiếu nại hoặc khởi tố một vụ án, việc bãi nại do người bị hại (hoặc người đại diện của người bị hại) thực hiện thông qua Đơn bãi nại.
Đơn bãi nại là loại đơn của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất… có nội dung về việc rút lại đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Tức là, việc người bị hại (người đại diện của bị hại) có Đơn bãi nại đồng nghĩa với việc không còn tiếp tục yêu cầu khởi tố vụ án nữa.
Trường hợp nào được áp dụng Đơn bãi nại?
Mặc dù không được quy định trực tiếp trong Bộ luật Hình sự, tuy nhiên có thể hiểu làm đơn bãi nại là việc người bị hại có đã yêu cầu khởi tố làm đơn để rút yêu cầu khởi tố đó.
Tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2021) quy định các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại như sau:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.“
Theo đó, không phải vụ án nào cũng được đình chỉ khi có đơn bãi nại của người bị hại, mà pháp luật chỉ quy định những vụ án được áp dụng thuộc các tội sau:
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135);
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏa của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136);
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138);…
Như vậy, chỉ với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại thì khi làm đơn bãi nại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới xem xét việc đình chỉ vụ án. Đồng thời, việc yêu cầu bãi nại phải hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu ép buộc hay cưỡng chế.
Hệ quả pháp lý khi bi hại gửi đơn bãi nại
Khi người bị hại gửi đơn bãi nại thì hệ quả pháp lý có thể xảy ra gồm:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự
– Đơn bãi nại không có hiệu lực đình chỉ vụ án hình sư nhưng trở thành căn cứ để hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị đơn (Đơn bãi nại được đưa ra trong trường hợp vụ án không khởi tố theo yêu cầu của bị hại)
Vì vậy, có thể khẳng định, không phải trong mọi trường hợp có đơn bãi nại thì bên gây thiệt hại đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mẫu đơn xin bãi nại của người bị hại chuẩn quy định
Hướng dẫn soạn thảo đơn xin bãi nại chi tiết
Phần kính gửi: Ghi thông tin cơ quan cảnh sát điều tra ,Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân nơi gửi đơn bãi nại.
Tôi là .. Sinh năm..: Ghi theo thông tin trong giấy khai sinh. Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
Địa chỉ: Ghi theo nơi ở hiện nay ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Tôi là người bị hại trọng vụ án…. do ông/bà …(Ghi rõ họ tên của bị đơn) gây ra đang được quý các cơ quan tiến hành Điều tra/Truy tố về tội ……..(Ghi rõ tội danh bị truy tố)
Trình bày mục đích viết đơn: Bằng văn bản này tôi xin bãi nại (rút toàn bộ các yêu cầu và đề nghị khởi tố vụ án nêu trên, khởi tố bị can đối với ông/bà………)
Trình bày cụ thể, trung thực lý do bãi nại
Lời cam kết của người làm đơn
Người xin bãi nại ký và ghi rõ họ tên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin bãi nại của người bị hại chuẩn quy định năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phạm tội giết người có đơn bãi nại có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- Bãi nại là gì? Mẫu đơn xin bãi nại mới nhất?
- Mẫu đơn xin bãi nại tai nạn giao thông mới nhất 2021
Câu hỏi thường gặp
Người phạm tội không thuộc các tội danh quy tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2021) thì đơn bãi nại của người bị hại không có giá trị để đối tượng có hành vi phạm tội tránh được việc bị xử lý hình sự mà trong trường hợp này đơn bãi nại chỉ có thể được xem như một tình tiết giảm nhẹ cho đối tượng phạm tội.
Như vậy, không phải mọi trường hợp có đơn bãi nại đều được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn cần phải dựa vào căn cứ quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2021) trường hợp bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thuộc các tội danh quy định tại Khoản 1 Điều này để xem xét.
Đơn bãi nại là hành vi người có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự làm đơn rút yêu cầu khởi tố. Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này tại Điều 155 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
– Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
– Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy, Đơn bãi nại có tác dụng đình chỉ những vụ án có thể được khởi tố dựa trên yêu cầu của người bị hại.