Mẫu đơn xin tăng ca thai sản năm 2023

bởi Tình
Mẫu đơn xin tăng ca thai sản năm 2023

Thưa LSX, tôi là Hoàng Lan, hiện 25 tuổi, tôi đang là nhân viên tại một Công ty ở Thành phố Quảng Ninh. Tôi chia sẻ vấn đề của tôi như sau: Tôi đang mang thai tháng thứ 7, tôi đã được Trưởng phòng phê duyệt không bắt tôi làm thêm hay tăng ca ngoài giờ. Nhưng tôi cảm thấy bản thân tôi có đủ sức khỏe để tăng ca, tôi trình bày với Trưởng phòng rằng bản thân tôi mong muốn được làm tăng ca. Tuy nhiên, Trưởng phòng bảo rằng theo quy định của Bộ luật Lao động thì phụ nữ mang thai từ tháng thứ 7 mà muốn tăng ca thì bắt buộc người lao động phải tự viết đơn và gửi tới người sử dụng lao động. Còn nếu không thì người sử dụng lao động đã vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hành chính. Vậy, rất mong LSX sẽ cung cấp, chia sẻ cho tôi thông tin về mẫu đơn xin tăng ca thai sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chúng tôi. Mời các bạn đón đọc bài viết “Mẫu đơn xin tăng ca thai sản năm 2023” dưới đây của LSX để có thêm thông tin chi tiết.

Quy định về tăng ca như thế nào?

Tăng ca hay còn được gọi làm thêm giờ. Đây có thể hiểu là người làm động đã làm đủ giờ làm việc cố định của mình rồi nhưng vẫn làm thêm một khoảng thời gian ngoài những giờ này. Tuy nhiên, để được tăng ca thì người lao động cũng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật:

Thời gian làm thêm giờ (hay còn gọi là giờ tăng ca) là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động. Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật lao động 2019, việc làm thêm giờ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

  • Phải được sự đồng ý của người lao động;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp dưới đây:

– Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

  • Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
  • Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
  • Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
  • Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
  • Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Khi tổ chức làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc trên đây, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Vậy giờ tăng ca theo luật lao động là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật và phải tuân thủ theo đúng theo các điều trên.

Tiền lương giờ tăng ca

Chắc hẳn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra với vấn đề tiền lương giờ tăng ca. Có thể thấy nhiều thông tin cho rằng tiền lương giờ tăng ca làm thêm giờ vào ban ngày hoặc ban đêm khá cao so với mức lương làm việc giờ bình thường theo hợp đồng lao động. Vậy, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.

Căn cứ theo điều 98 Bộ luật lao động 2019 đã quy định về cách tính tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Định nghĩa về mẫu đơn xin tăng ca thai sản

Đơn xin tăng ca thai sản được hiểu là văn bản do người có nhu cầu gửi tới cho người, tổ chức có thẩm quyền xử lý nhằm thể hiện quan điểm và mong muốn một cách rõ ràng, hợp pháp.

Việc lập thành văn bản sẽ giúp cho chủ thể nhận đơn có cơ sở xử lý và giải quyết thoả đáng nguyện vọng, đảm bảo quyền, lợi ích lớn nhất cho người làm đơn.

Hồ sơ và thủ tục xin tăng ca thai sản

Để hoàn tất thủ tục một cách nhanh chóng việc xin tăng ca thai sản thì NLĐ cần nắm rõ về hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị và các bước thực hiện. Tại nội dung bài viết dưới đây, LSX sẽ cung cấp cho bạn các thông tin sau:

Hồ sơ để xin tăng ca thai sản bao gồm:

  • Đơn xin tăng ca thai sản theo mẫu hoặc viết tay;
  • CMND/CCCD của người làm đơn;
  • Các tài liệu chứng minh cho nhu cầu đề cập trong đơn;
  • Các chứng cứ hữu hình khác như hình ảnh, video, tài sản, vật dụng;
  • Hoá đơn, bản kê, chứng từ khác có liên quan (nếu cần thiết);

Thủ tục xin tăng ca thai sản

Để xin tăng ca thai sản thành công, bạn cần thực hiện theo thủ tục sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị Đơn xin tăng ca thai sản và các tài liệu kèm theo như hướng dẫn bên trên;
  • Bước 2: Nộp đơn tới Cá nhân/Phòng ban/Doanh nghiệp có thẩm quyền, chức năng để giải quyết theo Nội quy/Bộ máy tổ chức của đơn vị;
  • Bước 3: Nhận kết quả giải quyết và đóng phí theo quy định (nếu có);

Mẫu đơn xin tăng ca thai sản năm 2023

Hướng dẫn cách viết đơn xin tăng ca thai sản

Hướng dẫn cách viết, cách viết đơn xin tăng ca thai sản như sau:

Ghi rõ, đầy đủ thông tin ngày tháng, địa danh viết đơn;

Ghi rõ, đầy đủ thông tin tên họ, tên gọi khác của người làm đơn nếu có;

Ghi rõ, đầy đủ ngày tháng năm sinh và một số thông tin cá nhân khác như số CMND, ngày tháng cấp CMND, cơ quan cấp;

Ghi rõ Vị trí/Nghề nghiệp/Chức vụ làm việc trong một số trường hợp cần thiết;

Ghi đầy đủ thông tin nơi ở, thông tin liên lạc để có thể nhận những phản hồi, trả lời từ phía cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết;

Phần trình bày nội dung đơn: Trình bày lại sự việc theo trình tự thời gian hoặc theo trình tự nguyên nhân, kết quả, không nên trình bày quá ngắn gọn, thiếu khách quan, nhưng cũng không nên viết quá dài và lan man vào các sự kiện ít liên quan tới quá trình giải quyết nhu cầu;

Sau khi hoàn thiện nội dung trình bày trong đơn, người làm đơn viết lời cam đoan theo hướng dẫn chúng tôi đã liệt kê trong mẫu và tuỳ ý thay đổi nếu không phù hợp với trường hợp cụ thể.

Cuối cùng, người viết đơn ký, ghi rõ họ tên vào cuối đơn, đối với người không biết chữ hoặc gặp khó khăn khi đọc viết có thể nhờ người khác đọc lại sau đó ký hoặc điểm chỉ, người viết hộ đơn, đọc đơn cũng sẽ cần phải ký vào bên dưới văn bản để đảm bảo tính khách quan.

Những lưu ý quan trọng khi viết đơn xin tăng ca thai sản

Việc viết đơn xin tăng ca thai sản là khá đơn giản, tuy nhiên người viết vẫn có thể dễ dàng mắc một số lỗi như trình bày không đầy đủ, viết sai chính tả hay đưa ra những yêu cầu không có căn cứ, viện dẫn cụ thể.

Để khắc phục những sai lầm phổ biến này, người viết đơn cần tìm hiểu trước và nắm được những quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trước khi đặt bút viết đơn. Việc gửi đơn cũng cần lựa chọn đúng thời điểm phù hợp, kết hợp với những điều kiện khách quan có liên quan để có thể đạt được mục tiêu cao nhất.

Với một số trường hợp, việc viết đơn có thể được Uỷ quyền hoặc nhờ thông qua người thân, người giám hộ, đại diện theo pháp luật nếu bản thân người có quyền lợi vì lý do nào đó không thể trực tiếp xác lập văn bản.

Mẫu đơn xin tăng ca thai sản năm 2023
Mẫu đơn xin tăng ca thai sản năm 2023

Có mất phí nộp đơn xin tăng ca thai sản không?

Chắc hẳn ngoài các thắc mắc về giấy tờ, hồ sơ hay trình tự thủ tục làm đơn xin tăng ca đối với thai sản thì việc mất phí hay không là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm đến. Vậy, để biết xem việc nộp đơn xin tăng ca thai sản có hay không mất phí thì LSX chúng tôi sẽ giải đáp ngay dưới đây.

Hiện nay, không có quy định về việc đóng phí khi nộp và xử lý Đơn xin tăng ca thai sản. Vì thế có thể coi đây là thủ tục không mất phí hay không có phí.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Mẫu đơn xin tăng ca thai sản năm 2023 hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ soạn thảo về luật về tranh chấp đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản là bao lâu?

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định như thế nào?

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
Mức lương được nhận trong thời gian nghỉ này là 30% lương tối thiểu chung/ngày trong trường hợp bạn nghỉ tại nhà. Nếu nghỉ tại cơ sở tập trung, bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn, cụ thể là 40% lương tối thiểu chung/ngày.

Người lao động được làm việc tối đa bao nhiêu giờ?

Căn cứ Điều 105 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau: người lao động làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm