Xin chào Luật sư. Tôi là Quỳnh Hương, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Sau khi hoàn thành các chỉ tiêu công việc, chấp hành và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Tôi muốn làm đơn xin thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Tôi đã tìm kiếm rất nhiều nguồn trên mạng xã hội nhưng không thấy ai đề cập đến mẫu đơn này. Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn.
Tại bài viết dưới đây, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Mẫu đơn xin thanh lý hợp đồng trước thời hạn”. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu như thế nào về thanh lý hợp đồng?
Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Tuy nhiên, kể từ khi Bộ Luật dân sự 2015 ra đời thì thuật ngữ này không còn được ghi nhận nữa. Nhưng thực tế thì cụm từ “thanh lý hợp đồng” vẫn được các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng khi muốn nói đến việc chấm dứt giao dịch dân sự.
Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Thanh lý hợp đồng không còn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức vẫn quan tâm chú trọng và thực hiện rất phổ biến việc thanh lý hợp đồng vì các lý do sau:
- Các bên sẽ xác nhận được mức độ công việc mình đã hoàn thành có đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chí trong hợp đồng hay không.
- Xác định nghĩa vụ và trách nhiệm, hậu quả của các bên sau khi thực hiện thanh lý hợp đồng.
- Tính từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý thì quan hệ hợp đồng coi như đã được chấm dứt và các bên cần nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ tồn đọng của hợp đồng nếu có.
- Hạn chế được các tranh chấp về sau cũng như làm cơ sở để giải quyết phát sinh về các tồn đọng khi các bên vẫn cố tình không thực hiện nốt nghĩa vụ đã được ghi trong hợp đồng.
Trường hợp nào chấm dứt hợp đồng?
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.”
Có bắt buộc phải làm thanh lý hợp đồng không?
Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về thanh lý hợp đồng cũng như các trường hợp thanh lý nhưng trên thực tế, việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Khi các công việc theo hợp đồng được thực hiện xong;
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;
- Hợp đồng bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc do sự kiện bất khả kháng;
- Khi hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng là pháp nhân phải giải thể, phá sản hoặc là cá nhân đã chết;
Thanh lý hợp đồng nhằm mục đích:
- Về bản chất thì mục đích của việc thanh lý hợp đồng này sẽ giúp cho các bên theo hợp đồng xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và các nghĩa vụ của mình đến đâu, xác định trách nhiệm nào còn tồn đọng, dẫn đến hậu quả của việc đó là gì.
- Những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ hoặc có thỏa thuận với nhau thì được xem như chấm dứt, đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn chưa thực hiện đầy đủ thì vẫn tiếp tục còn hiệu lực.
- Các bên cũng sẽ xác định cụ thể các trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trong trường hợp thanh lý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Giải phóng các nghĩa vụ mà các bên có nghĩa vụ đã thực hiện đối với bên có quyền, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
Mẫu đơn xin thanh lý hợp đồng trước thời hạn
Tải xuống mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng
Thủ tục thanh lý, chấm dứt hợp đồng như thế nào?
Thủ tục thanh lý, chấm dứt hợp đồng được phân chia làm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Các bên thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng:
Chấm dứt hợp đồng dạng này được thực hiện do có sự đồng nhất của các bên và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Do vậy, thủ tục thông báo để thanh lý, chấm dứt hợp đồng khá đơn giản và không bị gò ép của quy định về nghĩa vụ báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.
Trường hợp 2: Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên;
Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần.
Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác, trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ Luật dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.
Có thể bạn quan tâm
- Đơn phương hủy hợp đồng công chứng mua bán nhà đất 2022?
- Hợp đồng lao động vô hiệu một phần thì có được chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
- Xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Mẫu đơn xin thanh lý hợp đồng trước thời hạn”.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ giải thể công ty, thủ tục thành lập cty, tư vấn về hồ sơ giải thể công ty, thủ tục tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể, giải thể doanh nghiệp, tìm hiểu về công văn tạm ngừng kinh doanh, thủ tục đơn phương ly hôn nhanh chóng, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp hay muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà,… Quý khách hãy liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo pháp luật lao động hiện nay, trong thời hạn 07; ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm thanh toán; đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của bạn; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Nếu đã qua 30 ngày mà công ty chưa giải quyết quyền lợi cho bạn; thì bạn có thể khiếu nại lên công ty để đòi quyền lợi. Trong trường hợp không; được giải quyết khiếu nại hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của công ty; thì bạn có khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra Sở lao động thương binh; và xã hội để giải quyết. Ngoài ra, cũng có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.
Rrường hợp đơn phương thanh lý hợp đồng, bên đơn phương cũng phải căn cứ vào các điều khoản tại hợp đồng trước đó. Theo đó, có hai trường hợp sau đây:
– Hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng: Căn cứ vào thỏa thuận này để bên đơn phương chấm dứt hợp đồng soạn biên bản thanh lý và gửi đến bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Lưu ý, thời gian thông báo cần phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc báo trước cho đối tác một khoảng thời gian nhất định.
– Hai bên không có thỏa thuận về thanh lý trong hợp đồng: Khi có nhu cầu, bên đơn phương thanh lý hợp đồng phải gửi biên bản thanh lý đến bên còn lại và nhận được sự đồng ý của bên đó. Nếu có thiệt hại xảy ra, hai bên cũng phải thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại…
Hiện nay, không có luật hay quy định nào bắt buộc 2 bên lập biên bản việc thanh lý hợp đồng. Và nội dung của biên bản cũng do 2 bên thoải mái thỏa thuận với nhau, miễn sao không trái với pháp luật nhà nước và đạo đức xã hội là được.