Xin chào Luật sư, Tôi là Hoàng ở Quảng Ninh. Vợ chồng tôi hiếm muộn cũng đã được 10 năm nay và khá khó khăn trong việc con cái. Tháng trước có một người bỏ rơi một bé gái trước cửa nhà tôi. Tôi có đón em bé về nuôi dưỡng và đợi bố mẹ qua nhận lại nhưng 1 tháng rồi vẫn chưa ai qua nhận lại. Vì vậy vợ chồng tôi muốn nuôi dưỡng đứa bé này. Nhưng việc nuôi dưỡng này cần phải có đơn xác nhận. Mong luật sư cung cấp cho tôi “Mẫu đơn xin xác nhận nuôi dưỡng 2024”. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Mẫu đơn xin xác nhận nuôi dưỡng 2024”
Căn cứ pháp lý
Mẫu đơn xin xác nhận nuôi dưỡng 2024
Dù là trẻ em cơ nhỡ hay bị bỏ rơi thì khi bạn muốn nhận nuôi một đứa trẻ cũng phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của việc nhận nuôi dưỡng này. Đầu tiên để được xác nhận là đủ điều kiện nuôi dưỡng trẻ em cơ nhỡ bạn cần thực hiện nộp đơn xin xác nhận nuôi dưỡng. Đơn này có khá nhiều mẫu khác nhau nên bạn có thể tham khảo mẫu đơn dưới đây của chúng tôi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
TỜ KHAI NHẬN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG
1. Thông tin về hộ
a) Họ và tên (Viết chữ in hoa): …………………………………………………………………………..
Ngày/tháng/năm sinh: …/ … / …. Giới tính: ……………… Dân tộc: …………………………….
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ……………… Cấp ngày …/ … / ….
Nơi cấp: ……………..
b) Nơi đăng ký thường trú của hộ: ……………………………………………………………………..
Nơi ở hiện nay của hộ (Ghi rõ địa chỉ) …………………………………………………………………
c) Có thuộc hộ nghèo không? □ Có □ Không
d) Nhà ở (Ghi cụ thể loại nhà ở kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm; thuộc sở hữu của hộ, nhà thuê, ở nhờ):
…………………………………………………………………………………………………….
đ) Thu nhập của hộ trong 12 tháng qua: ………………………………………………………………
2. Thông tin về người đứng ra nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
a) Họ và tên (Viết chữ in hoa): …………………………………………………………………………..
Ngày/tháng/năm sinh: …/ …/… Giới tính: ………….. Dân tộc: ………………………………….
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………….. Cấp ngày…/…/…Nơi cấp: ……………
Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………………………………………
b) Kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng (Ghi cụ thể): …………………….
c) Có khuyết tật không?
□ Không
□ Có
Giấy xác nhận khuyết tật số …………. Ngày cấp: …………. Nơi cấp: …………………………
– Dạng tật: …………………………………………………………………………………………………….
– Mức độ khuyết tật: ………………………………………………………………………………………..
d) Tình trạng hôn nhân: …………………………………………………………………………………….
đ) Có mắc bệnh mạn tính không? □ Không □ Có (Ghi bệnh …………………………………….. )
e) Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu có ghi cụ thể hình thức, thời gian): …
……………………………………………………………………………………………………………………
3. Thông tin về vợ hoặc chồng của người đứng ra nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
a) Họ và tên (Viết chữ in hoa): …………………………………………………………………………..
Ngày/tháng/năm sinh: … I… I… Giới tính: ………………. Dân tộc: ……………………………..
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………. cấp ngày …/ … / … Nơi cấp:…….
Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………………………………………
b) Kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng (Ghi cụ thể): ……………………..
c) Có khuyết tật không?
□ Không
□ Có
Giấy xác nhận khuyết tật số …………… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ……………………
– Dạng tật: …………………………………………………………………………………………………….
– Mức độ khuyết tật: ………………………………………………………………………………………..
d) Có mắc bệnh mạn tính không? □ Không □ Có
(Ghi bệnh………………………………………………………………………………………………………. )
đ) Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu có ghi cụ thể hình thức, thời gian): ……………..
Tôi đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn …… xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh cho phép gia đình và tôi được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ông/bà/cháu …………………………… (hồ sơ người được nhận chăm sóc nuôi dưỡng kèm theo)
Tôi xin cam đoan sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo đúng quy định.
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ HOẶC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG (Ký, ghi rõ họ tên) | Ngày … tháng … năm … NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ tên ) |
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ……………………………….. là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký, ghi rõ họ tên) | Ngày …. tháng …. năm … CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) |
Mời bạn xem thêm: chia tài sản thừa kế không di chúc
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
Một trong những trường hợp khác cần lưu ý khi thực hiện nuôi dưỡng những đối tượng đặc thù thì có những khoản kinh phí hỗ trợ đi kèm. Kinh phí này sẽ do nhà nước thực hiện chi trả trên điều kiện của từng địa phương và điều kiện của người thực hiện nuôi dưỡng người có điều kiện sức khoẻ không đảm bảo để lao động, phát triển. Những giấy tờ cần có để thực hiện thủ tục này bao gồm:
– Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
– Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.- Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Thủ tục đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
Khi bạn đã nộp hồ sơ thì một trong những điều bạn cần phải lưu tâm ở đây là thực hiện hiện những thủ tục tiếp theo để được hỗ trợ chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin liên quan đến thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc và thủ tục điều chỉnh kinh phí chăm sóc trong trường hợp bạn đã được nhận đầy đủ những kinh phí chăm sóc nhưng mà thấy mức kinh phí này chưa thực sự hợp lý.
- Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định sau đây:
a) Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:
- Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
- Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;
- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
- Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;
- Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ tháng được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.
Thời gian điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng đối tượng đủ điều kiện điều chỉnh.
- Trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bị chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
Thời gian thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể các trường hợp thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
- Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội, nhận chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.
- Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong và ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại nơi cư trú cũ, sau đó gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú mới xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho đối tượng. Thời gian hưởng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.
Mời bạn xem thêm
- Thời điểm xuất hóa đơn quyết toán công trình xây dựng
- Quy định về lấn chiếm khoảng không?
- Giải quyết thế nào khi móng nhà lấn sang đất người khác?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin xác nhận nuôi dưỡng 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:
a) Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
c) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Phần kính gửi của đơn xin xác nhận người phụ thuộc thì người làm đơn sẽ điền tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xác nhận người phụ thuộc ( Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân).
Phần nội dung của đơn xin xác nhận người phụ thuộc yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp đâỳ đủ, chính xác, chi tiết những thông tin cá nhân và về tổ chức. Trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn tới việc bạn làm đơn xin xác nhận người phụ thuộc, ví dụ, công ty bạn đang chuẩn bị khai thuế cho cơ quan thuế, nên yêu cầu bạn khai các thông tin về thu nhập cá nhân, số lượng người phụ thuộc để tính thuế, tính giảm trừ gia cảnh. Trong đó yêu cầu bạn phải có xác nhận về những người phụ thuộc của chủ thể có thẩm quyền để đảm bảo những thông tin mà bạn khai là đúng sự thật,…Đông thời sẽ đưa ra những thông tin, yêu cầu cần xác nhận.
Cuối đơn xin xác nhận người phụ thuộc thì người làm đơn sẽ cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Và thực hiện việc ký và ghi rõ họ tên để là bằng chứng, đơn sẽ có sự xác nhận của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.