Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự mới năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bảo lãnh trách nhiệm dân sự là một hoạt động dân sự phổ biến trong đời sống hiện nay. Bảo lãnh trách nhiệm dân sự xuất hiện nhiều trong việc bảo lãnh vay vốn ngân hàng với một số tiền lớn. Để có thể bảo lãnh trách nhiệm dân sự cho một ai đó bạn cần phải làm đơn xin bảo lãnh. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự mới năm 2022 được trình bày như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự mới năm 2022. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bảo lãnh trách nhiệm dân sự là gì?
Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc bảo lãnh như sau:
– Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Phạm vi bảo lãnh trách nhiệm dân sự
Theo quy định tại Điều 336 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phạm vi bảo lãnh như sau:
– Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
– Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
– Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Quy định về thỏa thuận về bảo lãnh trách nhiệm dân sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thỏa thuận về bảo lãnh như sau:
– Bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
– Trường hợp bên bảo lãnh cam kết thực hiện công việc thay cho bên được bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với nghĩa vụ được bảo lãnh.
– Thỏa thuận về bảo lãnh có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng về bảo lãnh, thư bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác.
Quy định về nghĩa vụ bảo lãnh trách nhiệm dân sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:
– Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo một trong các căn cứ sau đây:
- Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;
- Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;
- Do bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;
- Do bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ;
- Do bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 335 và khoản 1 Điều 339 của Bộ luật Dân sự;
- Căn cứ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
– Trường hợp có căn cứ tại khoản 1 Điều này, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.
– Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh.
– Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện.
Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trách nhiệm dân sự
Theo quy định tại Điều 339 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh như sau:
– Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
– Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
– Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Quy định về việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật dân sự 2015 quy định về miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:
– Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
– Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
– Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.
Mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự mới năm 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
BẢN CAM KẾT BẢO LÃNH DÂN SỰ
Kính gửi: | ………………………………………………………… |
Hôm nay, ngày ..… tháng ..… năm …… tại …………………………………………………………..
Tên tôi là: ……………………………..Số điện thoại liên hệ ………………………………………………
Số CMND:…………………………Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ………………………………..
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ hiện tại:……………………………………………………………………………………….………
Tôi viết đơn này xin được tự nguyện cam kết bảo lãnh cho người thân của tôi để làm công việc ……………………………………………………………………………. tại ………………………………………….
Ông/ bà: ………………………………….. Số điện thoại liên hệ ……………………………………………
Số CMND:…………………………Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ………………………………..
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………….
Có quan hệ với tôi là:…………………………………………………………………………………………
Trong suốt quá trình Ông/bà:………………………….. làm việc tại Công ty cổ phần Giao hàng Tiết kiệm, nếu ông/bà: ……………………………..………….. có phát sinh bất cứ thiệt hại gì cho Công ty và nhân viên Công ty có liên quan đến trách nhiệm dân sự thì phải bồi thường theo quy định của Công ty cũng như quy định của pháp luật.
Trong trường hợp, ông/bà …………………………….. không có khả năng bồi thường hoặc Công ty không liên hệ được để giải quyết sự việc, thì tôi với tư cách là người bảo lãnh sẽ có trách nhiệm đứng ra giải quyết sự việc và chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty đối với toàn bộ những thiệt hại mà ông/bà ………………..….. đã gây ra.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung trong văn bản này là đúng sự thật, nếu có bất cứ điều gì sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người bảo lãnh (Ký và ghi rõ họ tên) | …………., ngày ….. tháng……. năm………. Người được bảo lãnh (Ký và ghi rõ họ tên) |
(*): Chính quyền địa phương chỉ có trách nhiệm xác nhận những cá nhân kê khai ở trên là nhân thân của người lao động và xác nhận chữ ký cam kết bảo lãnh, Không có trách nhiệm giải quyết các phát sinh giữa người lao động và doanh nghiệp (nếu có).
Xác nhận của UBND xã (phường) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Tải xuống mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự mới năm 2022
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Mẫu giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự mới năm 2022″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
– Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
– Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
– Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
– Theo thỏa thuận của các bên.