Chào Luật sư, do kinh tế gia đình quá khó khăn, không thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống nên vợ chồng tôi quyết định chuyển nhượng 01 ha đất trồng rừng cho anh hàng xóm kế bên nhà. Chính vì thế, Luật sư có thể hướng dẫn cho tôi cách soạn mẫu giấy chuyển nhượng đất rừng mới năm 2023 như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc trồng rừng thhu hoạch là một mô hình kinh tế mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tuy nhiên thời gian thu hoạch lâu nên đã khiến cho nhiều người từ bỏ và chuyển nhượng đất rừng cho một người khác. Đã có rất nhiều người muốn lập hợp đồng chuyển nhượng đất rừng tại Việt Nam hiện nay. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì Mẫu giấy chuyển nhượng đất rừng mới năm 2023 được quy định như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu giấy chuyển nhượng đất rừng mới năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP
Đất rừng là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
– Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
– Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
– Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
– Rừng tín ngưỡng là rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.
Theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất nông nghiệp được quy định như sau:
Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, trong đó gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng.
Điều kiện chuyển nhượng đất rừng tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
– Việc tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
Không được chuyển nhượng đất rừng trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Thủ tục chuyển nhượng đất rừng mới năm 2023
Thứ nhất: Hồ sơ chuẩn bị chuyển nhượng đất rừng:
-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (1 bản gốc +3 bản sao công chứng);
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;
– Chứng minh nhân dân/CCCD/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân khác bên nhận tặng cho (bản sao chứng thực);
– Bản sao giấy đăng ký kết hôn bên tặng cho/ bên được tặng cho (nếu có);
– Tờ khai lệ phí trước bạ;
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân ;
– Giấy khai sinh bên sang tên sổ đỏ, bên được sang tên sổ đỏ cho hoặc xác nhận của chính quyền địa phương;
– Đơn đề nghị đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK
Thứ hai: Thủ tục chuyển nhượng đất rừng.
- Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ công chứng
Tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 có quy định các giấy tờ trong hồ sơ công chứng gồm có:
-Phiếu yêu cầu công chứng. Là loại giấy tờ thể hiện nhu cầu của người muốn công cứng với công chứng viên.
– Bản thảo dự kiến hợp đồng thủ tục tặng quyền sử dụng đất. Bản thảo này sẽ là các điều khoản thống nhất giữa đôi bên; quy định rõ các điều kiện và quyền lợi của hai bên.
– Bản sao các loại giấy tờ tùy thân của hai bên.
– Giấy kết hôn để tránh tranh chấp giữa tài sản chung và tài sản riêng.
– Văn bản tường trình, cam kết sự việc tặng cho quyền sử dụng đất.
- Bước 2. Nộp hồ sơ
–Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất hoặc bộ phận một cửa liên thông.
– Hộ gia đình; cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.
- Bước 3. Tiếp nhận, giải quyết
-Sau khi tiếp nhận hồ sơ; Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện hoặc UBND cấp xã sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
– Sau khi nhận được thông báo nộp tiền (thuế, lệ phí) thì nộp theo thông báo.
– Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thông tin chuyển nhượng, tặng cho vào Sổ địa chính và ghi xác nhận vào Giấy chứng nhận.
- Bước 4. Trả kết quả.
Mẫu giấy chuyển nhượng đất rừng mới năm 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………, ngày….tháng….năm…..
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Căn cứ vào:
- Bộ Luật Dân sự 2015;
- Luật Đất đai 2013;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
- Khả năng và nhu cầu của các Bên;
Hôm nay, ngày….tháng….năm…….. tại ………….,
Chúng tôi gồm:
BÊN A (Bên chuyển nhượng):
Họ và tên: | |
Ngày sinh: | |
CMND/CCCD: | |
Ngày cấp: | Nơi cấp: |
Số điện thoại: | |
Địa chỉ thường trú: | |
Nơi ở hiện tại: |
Và
BÊN B (Bên nhận chuyển nhượng):
Họ và tên: | |
Ngày sinh: | |
CMND/CCCD: | |
Ngày cấp: | Nơi cấp: |
Số điện thoại: | |
Địa chỉ thường trú: | |
Nơi ở hiện tại: |
Hai Bên thỏa thuận và thống nhất ký kết “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đất” (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều kiện và điều khoản như sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên A đồng ý chuyển nhượng cho Bên B một thửa đất với các thông tin như sau:
– Diện tích đất chuyển nhượng: …………… m2
– Loại đất: ………… Hạng đất (nếu có) ………………
– Thửa số: …………
– Tờ bản đồ số: …………………
– Thời hạn sử dụng đất còn lại: …………………
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: ………………..do ………………….. cấp ngày…….. tháng …….. năm…….
Tài sản gắn liền với đất (nếu có)
ĐIỀU 2: GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
2.1. Giá chuyển nhượng
– Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là …………….
(bằng chữ…………… )
– Giá chuyển nhượng tài sản: (nhà ở, công trình, vật kiến trúc, cây lâu năm và tài sản khác có trên đất) ……….
(bằng chữ …………)
– Tổng giá trị chuyển nhượng: ………..
(bằng chữ ………………….)
2.2. Thanh toán
– Thời điểm thanh toán ………..
– Phương thức thanh toán: ………………..
ĐIỀU 3: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
3.1. Bên A phải chuyển giao đủ diện tích, đúng hiện trạng và các giấy tờ liên quan đến thửa đất chuyển nhượng và các tài sản kèm theo cho Bên B khi hợp đồng này có hiệu lực.
3.2. Bên B có nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ NỘP THUẾ, PHÍ
4.1. Bên A nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ ghi nợ trước đây (nếu có), lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật.
4.2. Bên B nộp lệ phí trước bạ.
4.3. Các loại thuế, phí khác do Bên B chịu
ĐIỀU 5: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
5.1. Bên A xin cam đoan thửa đất có nguồn gốc hợp pháp, hiện tại không có tranh chấp, không thế chấp, không bảo lãnh, không góp vốn (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận). Nếu có gì man trá trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
5.2. Bên nào không thực hiện những nội dung đã thoả thuận và cam kết nói trên thì bên đó phải bồi thường cho việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp luật.
5.3. Các Bên cam kết thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật và việc giao kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc.
5.4. Các Bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng
5.5. Các cam kết khác
………………….
ĐIỀU 6: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này lập tại …………… ngày …. tháng … năm … thành ……. bản và có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận được chuyển nhượng.
BÊN A (Ký và ghi rõ họ tên) | BÊN B (Ký và ghi rõ họ tên) |
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Ngày………tháng………..năm……… (bằng chữ …………….)
tại ………………., tôi ………………., Công chứng viên, Phòng Công chứng số ………., tỉnh/thành phố ………………
CÔNG CHỨNG
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được giao kết giữa bên A là ……. và bên B là ……; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng;
– Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– ………………………
– Hợp đồng này được làm thành ………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, …….. trang), giao cho:
+ Bên A …… bản chính;
+ Bên B ……. bản chính;
Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số………………………….., quyển số …………….TP/CC-SCC/HĐGD.
CÔNG CHỨNG VIÊN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Tải xuống mẫu giấy chuyển nhượng đất rừng mới năm 2023
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy chuyển nhượng đất rừng mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn đặt cọc đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn thực hiện không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Tuy nhiên trong trường hợp chồng tặng quyền sử dụng đất cho vợ có thể được coi là trường hợp chuyển quyền sử dụng đất từ tài sản riêng thành tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên thời gian giải quyết sẽ không quá 05 kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày và thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ.
Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất như sau:
– Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp như sau:
– Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
– Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai. Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp và chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.