Mẫu giấy đặt cọc mua bán nhà đất mới năm 2023

bởi VanAnh
Mẫu giấy đặt cọc mua bán nhà đất mới năm 2023

Mẫu giấy đặt cọc mua bán nhà đất là văn bản trong đó bên mua và bên bán thỏa thuận sẽ mua hoặc bán nhà đất và đồng thời bên mua sẽ đưa cho bên bán một khoản tiền làm tin, đó gọi là tiền đặt cọc cho bên bán. Khi này hai bên cần phải ký kết với nhau giấy đặt cọc. Có giấy đặt cọc thì hai bên sẽ yên tâm hơn và tránh được những điều đáng tiếc xảy ra như bùng cọc hay không bán nhà nữa . Vậy Mẫu giấy đặt cọc mua bán nhà đất gồm có những nội dung như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Căn cứ pháp lý

Mẫu giấy đặt cọc là gì?

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm đặt cọc cụ thể như sau:

“Điều 328. Đặt cọc

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo đó, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Nội dung mẫu giấy đặt cọc nhà đất

Giấy đặt cọc mua nhà đất chính là hợp đồng đặt cọc. Nội dung cơ bản của hợp đồng được quy định tại Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 398. Nội dung của hợp đồng

1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Theo đó về cơ bản thì trong hợp đòng đặt cọc khi mua đất phải có được: Thông tin của bên đặt cọc; bên nhận đặt cọc; Tài sản đặt cọc; Mục đích đặt cọc; chữ ký của hai bên hay phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp…

 Mức phạt cọc

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể :

– Nếu Bên A từ chối giao kết và thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mất số tiền đặt cọc.

– Nếu Bên B từ chối giao kết và thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì trả lại cho Bên A số tiền đặt cọc và chịu phạt cọc với số tiền tương ứng.

Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng, hòa giải giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Mẫu giấy đặt cọc mua bán nhà đất mới năm 2023
Mẫu giấy đặt cọc mua bán nhà đất mới năm 2023

Mẫu giấy đặt cọc mua bán nhà đất

Một số điểm cần lưu ý trong Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

– Thời hạn sử dụng và nguồn gốc thửa đất

Trường hợp có nhà ở và tài sản gắn liền với đất, kiểm tra xem bên bán có đăng ký và có giấy chứng nhận quyền sử dụng hay không?

Nếu không có thì phải kiểm tra hiện trạng thực tế nhà ở và tài gắn liền với đất để xem có bị tranh chấp hoặc đem thế chấp tại ngân hàng hay không?

-Về nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí

Thuế thu nhập cá nhân theo quy định do bên bán (bên nhận đặt cọc nộp, vì là người có thu nhập), có thể thỏa thuận.

Thuế, tiền sử dụng đất nếu có thường sẽ do bên bán nhận đặt cọc nộp, có thể thỏa thuận.

Các phí, lệ phí khác do bên mua nộp

-Về xử lý tiền đặt cọc

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, tiền đặt cọc được xử lý trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hợp đồng được giao kết thực hiện;

Tiền đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

Trường hợp 2: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

Trường hợp 3: Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy đặt cọc mua bán nhà đất mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng đặt cọc nhà đất viết tay có hiệu lực pháp lý không?

Hiện nay ngoài hợp đồng được đánh máy thường thấy, thì vẫn có nhiều trường hợp hợp đồng viết tay, điều này thường chỉ xảy ra giữa những người có quen biết nhau trước đó và tin tưởng lẫn nhau. Hiện nay Nhà nước cũng có những quy định để hợp pháp hóa các giao dịch này nhưng có sự nới lỏng hơn.
Hợp đồng bằng viết tay thật sự có giá trị pháp lý kể từ các mốc thời gian dưới đây:
Việc mua bán đất của người dân được hợp thức hóa trước ngày 01/7/2004 vào năm 2007.
Việc mua bán đất của người dân được hợp thức hóa trước ngày 03/3/2017 vào năm 2014.
Ngoài ra trước ngày 01/7/2014 việc mau bán đất bằng hợp đồng giấy viết tay cũng được nhà nước thông qua.

Biện pháp phòng ngừa rủi ro khi đặt cọc mua bán nhà đất?

Quy trình giao dịch một sản phẩm bất động sản sẽ bao gồm 3 mốc chính là đặt cọc, công chứng và thực hiện thủ tục về thuế, đăng bộ. Nếu thỏa thuận đặt cọc nhà đất không đủ chặt chẽ thì sẽ dẫn đến các hiệu quả khó lường.
Chúng tôi sẽ nêu một số biện pháp phòng ngừa rủi ro khi đặt cọc mua bán nhà đất sau đây:
– Thỏa thuận giá bán một cách rõ ràng.
– Thỏa thuận phương thức thanh toán cụ thể.
– Cam kết về tiến độ thanh toán và bàn giao nhà.
– Nêu rõ trách nhiệm về thuế, phí và lệ phí càng chi tiết càng tốt.
– Thỏa thuận giá bán trên hợp đồng công chứng.
– Tính chính danh của người giao dịch hợp đồng cần được nêu rõ.
– Thỏa thuận về vật tư trang thiết bị.
– Thỏa thuận về việc thanh toán các dịch vụ: điện nước, điện thoại…
– Thỏa thuận thời gian, địa điểm sẽ công chứng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm