Khi cần giải quyết những sự kiện xảy ra trong thôn; có tính ảnh hưởng tới quyền lợi chung của tất cả mọi người. Thôn, xóm tùy theo điều kiện địa phương sẽ tổ chức các cuộc họp; nhằm tìm ra phương án tiến hành hoặc khắc phục thực tiễn. Vậy “mẫu giấy mời họp thôn” được viết như thế nào?.
Câu hỏi: Tôi có được giao nhiệm vụ viết giấy mời họp thôn để phát cho bà con rong thôn để bà con đến dự cuộc họp cuối năm. Tuy nhiên tôi lại chưa biết rõ lắm về giấy mời họp này. Luật sư có thể giúp tôi được không ạ.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Thôn là gì?
Thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc,… (gọi chung là thôn); thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.
Thôn không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư; có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường; thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản; tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
Tổ chức và hoạt động của thôn đảm bảo các nguyên tắc
– Bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư; chấp hành sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã và sự lãnh đạo của cấp ủy đảng.
– Tuân thủ pháp luật, thực hiện theo hương ước (quy ước); đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
– Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định; thực hiện sáp nhập các thôn, tổ dân phố phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương.
– Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân; do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp; địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì điều kiện thành lập thôn mới có thể thấp hơn quy định. Trong trường hợp cộng đồng dân cư mới hình thành không đủ điều kiện thành lập thôn mới; thì ghép vào thôn, tổ dân phố liền kề.
Nội dung hoạt động của thôn
– Cộng đồng dân cư ở thôn bàn, quyết định chủ trương; và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng; trong phạm vi cấp xã, thôn do nhân dân đóng góp toàn bộ; hoặc một phần kinh phí và các công việc tự quản trong nội bộ cộng đồng dân cư; phù hợp với quy định của pháp luật
– Cộng đồng dân cư tham gia bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các công việc của thôn; và của cấp xã theo quy định của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
– Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; tham gia tự quản trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương; phòng, chống các tệ nạn xã hội; thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia, hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động do Đảng, Nhà nước; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội phát động;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn.
Hội nghị của thôn
Hội nghị thôn được tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn. Hội nghị do Trưởng thôn triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri; hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự.
Điều kiện thành lập thôn mới
Trong trường hợp do khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã; tổ chức hoạt động của thôn yêu cầu phải thành lập thôn mới; thì việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải đạt các điều kiện sau:
a) Quy mô số hộ gia đình:
Đối với thôn ở xã:
Thôn ở xã thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có từ 150 hộ gia đình trở lên;
Thôn ở xã thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có từ 300 hộ gia đình trở lên;
Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền Trung có từ 250 hộ gia đình trở lên;
Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền Nam có từ 350 hộ gia đình trở lên;
Thôn ở xã thuộc các tỉnh Tây Nguyên có từ 200 hộ gia đình trở lên;
Thôn ở xã biên giới, xã đảo; thôn ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã có từ 100 hộ gia đình trở lên;
b) Các điều kiện khác:
Cần có cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.
Đối với các trường hợp đặc thù
– Thôn nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân; thôn hình thành do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa; thôn nằm ở nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, thôn nằm biệt lập trên các đảo; thôn ở cù lao, cồn trên sông; thôn có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn; thì quy mô thôn có từ 50 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 100 hộ gia đình trở lên.
– Trường hợp ở khu vực biên giới, hải đảo cách xa đất liền, do việc di dân; hoặc để bảo vệ đường biên giới, chủ quyền biển đảo; thì việc thành lập thôn không áp dụng quy định về quy mô số hộ gia đình.
– Thôn đã hình thành từ lâu do xâm canh, xâm cư cần thiết phải chuyển giao quản lý; giữa các đơn vị hành chính cấp xã để thuận tiện trong hoạt động; và sinh hoạt của cộng đồng dân cư mà không làm thay đổi đường địa giới hành chính cấp xã; thì thực hiện giải thể và thành lập mới thôn theo quy định. Trường hợp không đạt quy mô về số hộ gia đình; thì thực hiện ghép cụm dân cư theo quy định.
Tải xuống mẫu giấy mời họp thôn
Mời bạn xem và tải mẫu giấy mời họp thôn tại đây:
Nội dung của các cuộc họp thôn
– Bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định những nội dung theo quy định của pháp luật; về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
– Bàn và quyết định trực tiếp việc thực hiện các công việc tự quản; không trái với quy định của pháp luật trong việc xây dựng nông thôn mới; đô thị văn minh, hiện đại, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng; các công trình phúc lợi công cộng, xóa đói, giảm nghèo;
– Thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; những công việc do cấp ủy đảng, chính quyển, Mặt trận Tổ quốc; và các tổ chức chính trị – xã hội cấp trên triển khai đối với thôn, tổ dần phố
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn và Phó Trưởng thôn. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dần, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Mẫu giấy mời họp thôn” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; tạm ngưng công ty; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký bảo hộ thương hiệu; Tra cứu quy hoạch xây dựng . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
- Ký hiệu đất ở đô thị được quy định như thế nào?
- Cách xem đất có thổ cư không?
- Các loại đất trong quy hoạch đô thị
Câu hỏi thường gặp
– Mỗi thôn có Trưởng thôn; mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp cần thiết thì có 01 Phó Trưởng thôn, 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
– Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn sau khi thống nhất với Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố; Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Hội nghị thôn, tổ dân phố được tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Hội nghị do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự.
+ Trưởng thôn tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký;
+ Trưởng thôn trình bày những nội dung cần đưa ra để cuộc họp xem xét;
+ Những người tham gia cuộc họp thảo luận;
+ Trưởng thôn tổng hợp chung các ý kiến của những người tham gia cuộc họp; để xuất phương án biểu quyết. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do cuộc họp quyết định.
+ Trưởng thôn lập biên bản và thông báo đến các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố về kết quả cuộc họp.
Nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn tán thành thì kết quả cuộc họp có giá trị thi hành.
Trường hợp không đạt trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn tán thành thì Trưởng thôn tổ chức lại cuộc họp.