Các đối tượng nào phải xin giấy đi đường mùa dịch? Mẫu giấy xác nhận đi lại do cơ quan nào có thẩm quyền cấp? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Mẫu giấy xác nhận đi lại
Trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương đã thành lập các chốt kiểm tra để kiểm soát chặt chẽ việc người dân ra ngoài, lưu thông trên đường. Người đi làm phải có giấy tờ tùy thân, giấy đi đường có xác nhận, đóng dấu của cơ quan, đơn vị.
Do đó, nhiều địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… đã ban hành mẫu giấy đi đường sử dụng để tham gia giao thông trong thời gian giãn cách, được xuất trình cùng các giấy tờ cá nhân liên quan khi lực lượng chức năng yêu cầu. Mẫu giấy này do UBND xã, phường hoặc đơn vị sử dụng lao động xác nhận. Việc ban hành chuẩn hóa giấy đi đường tạo sự thống nhất về quy định và thể thức văn bản (thay vì mỗi một đơn vị, địa phương, mỗi công ty ban hành mẫu giấy khác nhau), thể hiện thông tin nhất quán, tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động, đồng thời cũng thuận lợi cho người đủ điều kiện được lưu thông và dễ dàng cho lực lượng chức năng khi kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp đánh giá, việc chuẩn hóa giấy đi đường là điểm tốt, cần áp dụng rộng rãi.
Mẫu giấy xác nhận đi lại mùa dịch
Đối tượng, trình tự thủ tục duyệt cấp giấy đi đường có nhận dạng, thẻ đi mua hàng thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng 1 như sau:
- Nhóm 1: Các cơ quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác ngoại giao, bao gồm cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, chính trị xã hội đóng trên địa bàn thành phố (bao gồm cả các cơ quan trực thuộc và tương đương); các cơ quan tổ chức ngoại giao.
Thẩm quyền cấp: Do thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nhóm 2: Các cơ quan tổ chức doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu.
Về đối tượng: Cán bộ công chức công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các dịch vụ công ích thiết yếu.
Về thẩm quyền: Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố xem xét và cấp phép.
Về quy trình:
Bước 1: Cung cấp thông tin cho các cơ quan chủ quản, các sở, ngành chức năng.
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu; phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu cử một cán bộ đại diện cơ quan, đơn vị làm việc trực tiếp với các cơ quan chủ quản để cung cấp các thông tin, danh sách các cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, ô tô (theo biểu mẫu của Công an thành phố (danh sách cá nhân – biểu mẫu số 03; danh sách người điều khiển mô tô, ô tô: mỗi loại lập riêng theo biểu mẫu số 02) để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện.
Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp giấy đi đường
Các cơ quan chủ quản tổng hợp danh sách cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, ô tô đề nghị cấp giấy đi đường của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu kèm theo các biểu mẫu của Công an thành phố, gồm: Danh sách cá nhân – biểu mẫu số 03; danh sách người điều khiển xe mô tô và ô tô – biểu mẫu số 02 gửi Phòng Cảnh sát giao thông (qua email đã xác thực trên hệ thống) để duyệt cấp mã đi đường có nhận diện.
Bước 3: Duyệt giấy đi đường
Căn cứ vào danh sách đề nghị của các cơ quan chủ quản, Phòng Cảnh sát giao thông duyệt, in và ký, đóng dấu đi đường (trừ giấy đi đường cấp cho phương tiện ô tô).
Bước 4: Cấp giấy đi đường
Đối với giấy đi đường có mã nhận diện của người điều khiển ô tô (không đóng dấu): Phòng Cảnh sát giao thông gửi tới các cơ quan chủ quản (qua email đã được hệ thống xác nhận). Các cơ quan chủ quản chuyển giấy đi đường có mã nhận diện cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt để tổ chức in, cấp giấy đi đường và sử dụng.
Đối với giấy đi đường có mã nhận diện (có ký đóng dấu) cho các cá nhân và người điều khiển mô tô: Phòng Cảnh sát giao thông gửi tới các cơ quan chủ quản để gửi trả cho các cơ quan tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã được phê duyệt.
- Nhóm 3: Các cơ quan tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng, chống dịch do thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp giấy đi đường theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông, giấy đi đường do thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp cho các đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nhóm 5: Công dân được ra khỏi nhà trong các trường hợp sau:
Người dân đi mua lương thực, thực phẩm thuốc men do UBND xã, phường, thị trấn duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định.
Người đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc (cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vắc xin và xét nghiệm Covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về): Chỉ cần có giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư minh nhân.
Cá nhân đi sân bay theo vé, cá nhân đi đến cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao; cá nhân đến tòa theo giấy triệu tập của tòa án chỉ cần có giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân và giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.
- Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công vụ thiết yếu.
Về đối tượng: Các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ công ích thiết yếu.
Về thẩm quyền: Do công an cấp xã, phường, thị trấn cấp giấy.
Về quy trình:
Bước 1: Cung cấp thông tin
Thủ trưởng các đơn vị cử một cán bộ đại diện làm việc trực tiếp với công an xã, phường, thị trấn để cung cấp thông tin cần thiết theo quy định, cung cấp địa chỉ email và thực hiện việc xác thực email trên hệ thống với UBND, công an xã, phường, thị trấn.
Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp giấy đi đường
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức lập danh sách cán bộ, công chức, công vụ đề nghị cấp giấy đi đường theo biểu mẫu và gửi về UBND xã, phường, thị trấn qua địa chỉ email đã xác thực trên hệ thống.
Bước 3: Duyệt giấy đi đường
Trên cơ sở danh sách đề nghị của các cơ quan, tổ chức; căn cứ vào diện các đối tượng theo quy định, UBND các xã, phường, thị trấn duyệt danh sách cấp giấy đi đường và chuyển cho công an xã, phường, thị trấn cấp giấy đi đường có mã nhận diện ký và đóng dấu.
Bước 4: Cấp giấy đi đường
Công an xã, phường, thị trấn trực tiếp gửi giấy đi đường có mã nhận diện tới các cơ quan, tổ chức theo địa chỉ đăng ký.
Công an thành phố đăng tải các biểu mẫu đăng ký trên Cổng thông tin điện tử thành phố; Cổng giao tiếp thành phố; Cổng thông tin điện tử Công an thành phố. Đề nghị cá nhân sau khi được cấp giấy đi đường chủ động khai báo y tế qua website: https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn trước khi ra đường, tham gia giao thông.
Mẫu giấy xác nhận đi lại theo chỉ thị 16
Thành phần hồ sơ mẫu giấy xác nhận đi đường theo chỉ thị 16
- Đơn đề nghị cấp giấy đi đường;
- Bản chụp chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân);
- Bản chụp giấy chứng nhận đã tiêm vắc-xin hoặc F0 khỏi bệnh.
Tải mẫu giấy xác nhận đi lại
Xem trước và tải mẫu giấy xác nhận đi lại
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu giấy xác nhận đi lại – Tải xuống mẫu giấy”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, xin phép bay flycam, bảo hộ logo thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Kết quả là công văn của UBND tỉnh (bản điện tử có ký số) được gửi trực tiếp vào tài khoản Cổng dịch công của người dân đã nộp hồ sơ trực tuyến hoặc qua địa chỉ thư điện tử của người dân đã cung cấp). Kết quả điện tử cũng được gửi đồng thời tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ cũng như các cơ quan ngoài tỉnh có liên quan.
– Trường hợp người dân không có điện thoại thông minh hoặc thiết bị kết nối Internet có thể nhận kết quả giấy (bản in từ kết quả điện tử) tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã (nơi đã nộp hồ sơ).
Đối với người lao động trong thành phố Hà Nội làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu được tham gia giao thông khi: Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý chặt chẽ người lao động, cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch, lập Kế hoạch hoạt động, kèm theo Danh sách người lao động, cấp giấy đi đường theo mẫu.