Khi một cá nhân, tổ chức hay pháp nhân không thể thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa vì một lý do khách quan hoặc chủ quan nào đó, một cách khác để họ thực hiện hoạt động này đó chính là thông qua một thương nhân khác có năng lực nhằm ủy thác việc mua bán của mình cho doanh nghiệp này thực hiện. Hình thức này là một ví dụ điển hình của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa trong thương mại. Vậy, ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa hiện hành gồm những điều khoản nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu dưới đây nhẽ.
Ủy thác mua bán hàng hóa là gì?
Định nghĩa về ủy thác mua bán hàng hòa được quy định tại Điều 155 Luật Thương mại năm 2005 như sau: “Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.”
Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được thực hiện dưới các hình thức gồm ủy thác mua hàng hóa và bên ủy thác bán hàng hóa. Quan hệ này thường được xác lập giữa các bên gồm bên ủy thác và bên nhận ủy thác mua/ bán hàng hóa. Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập trên cơ sở Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận và nhận thù lao cho việc ủy thác từ bên ủy thác.
Đặc điểm ủy thác mua bán hàng hóa
Về bản chất, ủy thác là việc thực hiện hoạt động mua hộ, bán hộ để hưởng thù lao từ việc mua hộ/ bán hộ của bên được ủy thác. Vậy, về mặt pháp lý, hoạt động trung gian thương mại này có những đặc điểm như thế nào như về chủ thể, về tư cách pháp lý với bên thứ ba,…? Bài viết này sẽ đưa ra một số những đặc điểm nổi bật của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa gồm:
Về chủ thể thực hiện: chủ thể của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa gồm hai bên là bên ủy thác và bên nhận thủy thác.
Bên ủy thác: không nhất thiết phải là thương nhân, có thể là tổ chức, cá nhân có nhu cầu giao cho bên trung gian thực hiện việc mua, bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và trả thù lao.
Bên nhận ủy thác là thương nhân thực hiện việc mua bán hàng hóa theo điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và nhận thù lao. Bên nhận ủy thác là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác.
Về tư cách pháp lý trong giao dịch với bên thứ ba: bên nhận ủy thác nhân danh chính mình trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng với chủ thể thứ ba.
Trong quan hệ giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác, mỗi bên đều nhân danh chính mình trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Bên nhận ủy thác nhân danh tư cách pháp lý của mình khi giao dịch với người thứ ba để mua hộ, bán hộ hàng hóa cho bên ủy thác.
Trong giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác, bên nhận ủy thác chỉ được mua hoặc bán hàng hóa cụ thể nào đó cho bên thứ ba theo những điều kiện nhất định do bêm ủy thác đặt ra. Việc giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên nhận ủy thác và bên thứ ba theo yêu cầu, điều kiện của bên ủy thác. Ngoài ra, các dịch vụ ủy thác liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các bên tham gia còn phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Về phương thức xác lập quan hệ: hai bên xác lập quan hệ bằng cách thỏa thuận, ký kết Hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá là công việc mua bán hàng hoá do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác. Khi giao kết hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá, các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng các điều khoản sau: Hàng hoá được ủy thác mua bán; số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả và các điều kiện cụ thể khác của hàng hoá được ủy thác mua hoặc bán; thù lao ủy thác; thời hạn thực hiện hợp đồng ủy thác và một số điều khoản khác tùy các bên thỏa thuận
Về nội dung: Nội dung của hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba theo yêu cầu của bên ủy thác.
Về hành vi bị cấm: Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác. Bên nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau.
Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác:
Căn cứ theo Điều 162, Điều 163 Luật Thương mại 2005 có quy định về quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác như sau:
(1) Quyền của bên ủy thác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các quyền sau đây:
– Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
(2) Nghĩa vụ của bên uỷ thác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:
– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;
– Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;
– Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
Căn cứ Điều 164, Điều 165 Luật Thương mại 2005 như sau:
(1) Quyền của bên nhận uỷ thác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các quyền sau đây:
– Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;
– Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.
(2) Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;
– Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;
– Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;
– Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Bên cạnh việc tìm hiểu về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, các bạn đọc có thể tham khảo thêm Dịch vụ luật sư Tp Hồ Chí Minh của chúng tôi ngay hôm nay nhé.
Mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa – Tải miễn phí
Để có thể xác lập quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa, bên ủy thác và bên nhận ủy thác cần tiến hành thỏa thuận và ký kết hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương. Trên thực tế, các doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn hình thức văn bản dể xác lập hợp đồng. Mẫu hợp đồng để các bên có thể tham khảo và tải về miễn phí được cung cấp dưới đây:
Nội dung hợp đồng ủy thác thương mại phải có những gì?
Hợp đồng ủy thác thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận và nhận thù lao cho việc ủy thác từ bên ủy thác. Để hạn chế tối đa rủi ro pháp lý đối với hợp đồng này, tùy từng trường hợp cụ thể mà các bên có thể thỏa thuận, tuy nhiên hợp đồng cần phải có những nội dung cơ bản như:
- Thông tin của bên ủy thác và bên nhận ủy thác: tên, phương thức liên hệ, trụ sở công ty…
- Nội dung công việc ủy thác: Bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác mua bán những hàng hóa nào, đơn vị tính, số lượng, đơn giá…;
- Thù lao ủy thác: Thù lao, phương thức thanh toán, trách nhiệm do chậm thanh toán…;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Chấm dứt và thanh lý hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
- Thủ tục giải quyết tranh chấp;
- Điều khoản cuối cùng;…
Bên cạnh đó, các bên cần chú ý điều kiện để hợp đồng có hiệu lực như sau:
- Chủ thể của hợp đồng ủy thác thương mại có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp;
- Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không lừa dối.
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Ưu nhược điểm của việc ủy thác mua bán hàng hóa
Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động trung gian thương mại phổ biến với doanh nghiệp. So với các hoạt động trung gian thương mại khác như môi giới thương mại, đại diện cho thương nhân hay đại lý thương mại, hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định mà các tổ chức, doanh nghiệp cần lưu ý để có sự lựa chọn cho phù hợp. Các ưu điểm, nhược điểm này có thể gồm:
- Ưu điểm
Doanh nghiệp vẫn có thể nhận được hoặc bán được các hàng hóa qua biên giới quốc gia ngay cả khi chưa có hoặc không đủ kinh nghiệm về hoạt động xuất nhập khẩu.
Việc thuê bên thứ ba độc lập chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, nhân lực và vật lực mà còn giảm thiểu được rủi ro liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
- Nhược điểm
Phải trả phí khi sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu.
Bên ủy thác thiếu chủ động và bị phụ thuộc do phải làm việc thông qua trung gian.
Bên ủy thác có thể gặp rủi ro liên quan đến thông tin của đối tác cũng như tình hình hàng hóa được xuất nhập khẩu. Hoặc thậm chí bên được ủy thác và đối tác có thể bắt tay kinh doanh với nhau.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu quyết định ủy thác thu thập chứng cứ chi tiết năm 2023
- Hợp đồng ủy thác quản lý vốn chuẩn quy định
- Tài sản tín thác là gì? Ưu nhược điểm của quỹ tín thác
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Những đối tượng cần phải nhập khẩu ủy thác có thể gồm:
– Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp vừa thành lập, không đủ kinh nghiệm nhập (đặc biệt là đối với các mặt hàng khó nhập khẩu vào Việt Nam hoặc bị đòi hỏi yêu cầu nhiều loại giấy tờ và thủ tục,…).
– Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc doanh nghiệp mới thành lập, chưa có đủ nguồn lực, kinh nghiệm xuất nhập khẩu, Khi đó, sử dụng qua đơn vị dịch vụ nhập khẩu có kinh nghiệm là một giải pháp an toàn, ít nhất là cho những lô hàng đầu tiên.
– Là cá nhân không phải tổ chức hay công ty nên không có chức năng để xuất nhập khẩu.
– Doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, mặt hàng mà công ty muốn xuất nhập khẩu không nằm trong danh sách các mặt hàng hóa được phép nhập khẩu.
– Vì mỗi doanh nghiệp chỉ được phép xuất nhập khẩu một số mặt hàng nhất định trong giấy phép.
– Không tin tưởng vào shipper đầu nước ngoài và muốn thuê công ty FWD có đại lý đầu người bán, để liên hệ và thay mặt họ kiểm tra hàng hóa thực ở bên trong.
– Quá trình đóng gói hàng hóa, kiểm chứng công ty của shipper không phải là công ty ảo,…
Đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác. Hàng hóa được mua bán theo yêu cầu của bên ủy thác là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba chứ không phải là đối tượng của hợp đồng ủy thác.