Xin chào Luật sư X. Gia đình tôi có một chuỗi cửa hàng buôn bán đồ gỗ, đồ thờ và cũng có xưởng sản xuất gỗ. Tôi có một người bạn bên nước ngoài muốn hợp tác để xuất khẩu gỗ, tôi cũng có mong muốn sản phẩm của mình mở rộng thị trường hơn nên muốn hợp tác với bạn. Tôi có thắc mắc quy định pháp luật về mẫu hợp đồng xuất khẩu gỗ như thế nào? Quy định về thủ tục xuất, nhập khẩu gỗ hiện nay ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đên bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Yêu cầu chung đối với gỗ nhập khẩu, xuất khẩu như thế nào?
Đối với gỗ nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP, gỗ nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
– Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
– Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
– Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro.
– Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu.
Đối với gỗ xuất khẩu
Tại Điều 8 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP, Chính phủ yêu cầu gỗ xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu:
– Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
– Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
– Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.
– Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
Hồ sơ gỗ nhập khẩu, gỗ xuất khẩu gồm những gì?
Hướng dẫn về hồ sơ gỗ nhập khẩu, gỗ xuất khẩu được nêu tại Điều 7 và Điều 10 của Nghị định, cụ thể như sau:
Khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai một trong các chứng từ sau:
– Đối với gỗ nhập khẩu: Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu; Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu hoặc Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu hoặc Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu.
– Đối với gỗ xuất khẩu: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu hoặc Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT hoặc Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định cụ thể các tiêu chí phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Nhóm I và nhóm II; trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp, trách nhiệm của cơ quan phân loại doanh nghiệp…
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gỗ thuộc danh mục CITES bao gồm các giấy tờ gì?
Việc nhập khẩu gỗ thuộc danh mục CITES sẽ cần xin giấy phép theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gỗ thuộc danh mục CITES bao gồm:
– Đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp;
– Trường hợp nhập khẩu mẫu vật sống của các loài động vật hoang dã để nuôi, giữ: ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b khoản này, phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 14 hoặc điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
– Trường hợp nhập khẩu không vì mục đích thương mại phục vụ nghiên cứu khoa học, ngoại giao và tham gia triển lãm, biểu diễn xiếc: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, nộp thêm một trong các giấy tờ sau: Bản sao văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp nghiên cứu khoa học; hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phục vụ ngoại giao; hoặc bản sao giấy mời tham gia triển lãm, biểu diễn xiếc của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp phục vụ triển lãm không vì mục đích thương mại, biểu diễn xiếc;
– Trường hợp nhập khẩu mẫu vật tiền Công ước, mẫu vật săn bắn: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, nộp thêm bản sao hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ của Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật tiền Công ước; hoặc bản sao giấy phép CITES xuất khẩu, giấy chứng nhận mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật săn bắn.
Trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp phép nhập khẩu gỗ thuộc danh mục CITES được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP quy định về trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp phép:
– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp giấy phép nhập khẩu gửi trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
– Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép. Trường hợp cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước xuất khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 22 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân biết.
– Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện việc trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị đồng thời đăng tải kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Tải xuống mẫu hợp đồng xuất khẩu gỗ
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thuế xuất khẩu gỗ thành phẩm là bao nhiêu phần trăm?
- Thủ tục xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật
- Điều kiện xuất khẩu nông sản sang EU
- Mẫu hợp đồng mua bán gỗ
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu hợp đồng xuất khẩu gỗ mới năm 2022″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng tư vấn pháp lý cho các vấn đề tạm dừng công ty… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Bên nhận ủy thác phải cung cấp cho bên ủy thác các thông tin về thị trường giá cả khách hàng có liên quan đến đơn hàng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. Bên ủy thác và bên nhận ủy thác thương lượng và ký kết hợp đồng ủy thác. Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của hai bên do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng ủy thác.
Bên ủy thác thanh toán cho bên nhận ủy thác và các khoản phí tổng phát sinh khi thực hiện ủy thác.
Các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia đã ký kết. Vi phạm những quy định trong hợp đồng tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật và các quy định hiện hành.
– Chủ thể ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu: Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước và hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
– Chủ thể nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu: Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất khẩu đều được phép nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước cấm xuất khẩu , cấm nhập khẩu.
Bên ủy thác chỉ được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép kinh doanh trong nước, hoặc trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.