Mẫu sổ hồng đồng sở hữu theo quy định hiện hành năm 2022

bởi Đinh Tùng
Mẫu sổ hồng đồng sở hữu theo quy định hiện hành năm 2022

Xin chào tôi tên là Thúy Quỳnh, tôi và một người bạn có bàn nhau mua chung một mảnh đất gần nhà. Tuy nhiên cả hai chúng tôi chỉ là người lao động tự do nên không hiểu biết quá nhiều về vấn đề này. Không biết là mẫu “sổ hồng” đồng sở hữu sẽ có những nội dung gì nổi bật, thủ tục để làm sổ hồng đồng sở hữu như nào vậy, luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề về mẫu sổ hồng đồng sở hữu theo quy định hiện hành không. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Mẫu sổ hồng đồng sở hữu theo quy định hiện hành năm 2022” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Sổ hồng là gì?

Pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Đây là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.

– Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ – thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

– Từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Lưu ý: Tuy từ ngày 10/12/2009, chỉ cấp một loại Giấy chứng nhận theo mẫu chung (có bìa màu hồng cánh sen) nhưng các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đó vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.

Như vậy, “Sổ hồng” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Mẫu sổ hồng đồng sở hữu theo quy định hiện hành năm 2022

Khác với sổ hồng riêng, chủ thể của sổ hồng đồng sở hữu gồm 2 người trở lên – không có quan hệ vợ chồng hay con cái. Sổ được chia thành nhiều bản có giá trị tương đương nhau, mỗi bản được cấp riêng cho cá nhân có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trên bìa sổ hồng đồng sở hữu có thêm nội dung: “Cùng sử dụng đất với…”

Trong trường hợp các chủ thể yêu cầu, Giấy chứng nhận được cấp chung, trao cho người đại diện và phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất.

Do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, sổ hồng chung được Nhà nước cấp và công nhận, áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,… theo Nghị định Chính phủ số 88/2009/NĐ-CP và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT. 

Mẫu sổ hồng đồng sở hữu theo quy định hiện hành năm 2022
Mẫu sổ hồng đồng sở hữu theo quy định hiện hành năm 2022

Khi sử dụng sổ hồng đồng sở hữu có những điểm thuận lợi và hạn chế gì?

Thuận lợi

Cho những người có thu nhập thấp

Đầu tiên, hình thức sổ hồng như thế này sẽ giúp những người có thu nhập thấp không đủ điều kiện kinh tế có thể có được cho mình một quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất nhất định.

Người sở hữu giải quyết trường hợp diện tích tối thiểu khi tách thửa

Ví dụ như ở địa bàn các quận 7, 12, Bình Tân, thành phố Thủ Đức và thị trấn các huyện quy định diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở là 50 m2, trong đó chiều rộng không nhỏ hơn 4 m. Nếu bạn có diện tích nhỏ hơn thế nhưng vẫn muốn có cho mình sổ hồng thì việc “kết hợp” với người khác để xin sổ hồng đồng sở hữu sẽ là lựa chọn khá thuận tiện.

Người mua đất giấy tay

Cuối cùng, giúp những ai mua đất giấy tay tránh gặp phải rủi ro bị chủ đứng tên trên sổ lật kèo, bị cưỡng chế thi hành án nếu chẳng may chủ cũ dùng sổ để vay trả góp, muốn thực hiện thủ tục pháp lý gì cũng phải tốn thời gian chờ đợi chủ cũ ký tên.

Hạn chế

Ngoài những mặt tích cực thì sổ hồng đồng sở hữu vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục được như:

Thủ tục giấy tờ phức tạp

Phải nói điểm trừ lớn nhất của hình thức sổ hồng đồng sở hữu chính là thủ tục giấy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian. Những việc như ký kết, mua bán, xin xây dựng, tranh chấp, chuyển nhượng, thế chấp, ủy quyền, thừa kế… mọi thứ có liên quan tới đất đều cần sự chấp thuận của tất cả các bên sở hữu của sổ hồng chung. Nếu một trong số các bên sở hữu không đồng ý thì sự việc sẽ phức tạp rất nhiều. 

Bất lợi cho người mua sau này khi mua nhà

Ngoài ra khi mua nhà có sổ đồng sở hữu cũng sẽ gây bất lợi cho người mua sau này về mặt giá bán (thường sẽ thấp hơn thị trường) cũng như khiến bạn mất nhiều thời gian và công sức để tìm người giao dịch.

Thủ tục làm sổ hồng đồng sở hữu như thế nào?

Nếu muốn làm sổ hồng đồng sở hữu, cách tốt nhất là thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất/ quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Điều đó đồng nghĩa là người dân cần đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất/ sở hữu nhà ở tại các điểm công chứng tại địa phương.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: 

Phiếu yêu cầu công chứng

– Bản dự thảo hợp đồng: Trong đó ghi rõ nội dung: anh A chuyển nhượng một phần quyền sử dụng nhà đất cho anh B và để anh B trở thành đồng chủ sử dụng/sở hữu nhà đất. Sau khi đăng ký sang tên, hai người cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan

Theo trình tự công chứng chi tiết được quy định rõ tại Điều 40, chương V, Luật Công chứng năm 2014, người dân nên xem xét và tìm hiểu kỹ các nội dung để tránh được những sai sót hay hiểu lầm không đáng có khi thực hiện thủ tục làm sổ hồng đồng sở hữu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu sổ hồng đồng sở hữu theo quy định hiện hành năm 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: giá đất bồi thường khi thu hồi đất, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tách sổ hồng đồng sở hữu như thế nào?

+ Giấy tờ cần chuẩn bị (theo Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT):
Đơn đề nghị tách thửa.
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
+ Nộp hồ sơ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh quy định.
+ Đóng lệ phí địa chính (mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định). Nếu là hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì không phải nộp lệ phí địa chính.
+ Thời hạn giải quyết: không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. nếu là khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn thì thời gian hạn là 30 ngày

Những lưu ý khi mua sổ hồng đồng sở hữu?

Kiểm tra, xác minh thông tin chính xác về tổng số người đồng sở hữu sổ hồng với mình.
Kiểm tra sổ hồng hiện đang đứng tên ai? Đã chuyển qua nhiều người chưa hay vẫn chỉ 1 người? (Những) Người đó còn hay đã mất?
Kiểm tra hiện trạng của đất bao gồm mật độ xây dựng trên đất, hoàn công trên sổ hồng, diện tích nhà ở so với với số liệu trong sổ, tiền thuế đã nộp…
Xem xét đất có nằm trong khu quy hoạch hay không và có thật sự phù hợp với mục đích đầu tư của mình.

Việc ghi tên cá nhân đồng sở hữu nhà trên sổ hồng được quy định như nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định rõ về cách ghi tên những người có chung quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp đồng sở hữu như sau:
Cá nhân trong nước; thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân; thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm