Tranh chấp đất đai là vấn đề thường gặp xảy ra ở cả nông thôn lẫn thành thị. Các mảnh đất nằm gần nhau thì lại càng khó xác định ranh giới phân chia đất của các chủ sở hữu và việc xảy ra tranh chấp sẽ càng gay gắt vì từng tấc đất một, nhất là vị trí của bất động sản đó giá đang lên trên thị trường. Chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục đo đạc đất để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy mẫu thỏa thuận ranh giới đất như thế nào? Mời bạn đọc cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013 chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP được ban hành ngày 06/01/2017
Ranh giới đất là gì
Ranh giới đất là đường vẽ trên bàn đồ hay mốc giới thực địa xác định quyền sử dụng của các thủ thể có quyền sử dụng, sở đối với phần đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Ranh giới phân chia quyền sử dụng đất giữa hai người sử dụng đất liền kề trong một mảnh đất nhất định.
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai :”Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.”
Tại sao cần lập biên bản thỏa thuận ranh giới đất
Hồ sơ địa chính sẽ giúp các chủ sở hữu mảnh đất xác định chính xác số liệu của mảnh đất.
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính thì hồ sơ địa chính là : ” Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan”.
Thêm vào đó, tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính thì cho thấy được giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính : ” Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai”.
Từ đây, căn cứ vào Khoản 3 Điều 13 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính để xác định ranh giới thửa đất : “Dữ liệu ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính gồm: Hình dạng, kích thước các cạnh thửa và tọa độ đỉnh thửa; đối với bản trích đo địa chính thì tối thiểu phải thể hiện hình dạng và kích thước các cạnh thửa đất. Việc xác định và thể hiện ranh giới thửa đất thực hiện theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
Chủ sở hữu thông qua dữ liệu xác lập trong hồ sơ địa chính cùng căn cứ vào kích thước đo được trong thực tế nếu xảy ra vấn đề thì có thể lập biên bản thỏa thuận ranh giới đất.
Thẩm quyền xác nhận biên bản thỏa thuận ranh giới đất
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai và Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai thì văn phòng đăng ký đất đai là nơi nộp biên bản thỏa thuận ranh giới đất :
- Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật;
- Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Một số lưu ý với ranh giới đất liền kề
Tại Điều 171 Luật Đất đai 2013 quy định liên quan đến quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề như sau:
- Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
- Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định về đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Luật Đất đai.
Mẫu thỏa thuận ranh giới đất 2022
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục giải quyết tranh chấp về ranh giới đất
- Làm sao để được cấp sổ đỏ đối với việc mua đất không đủ điều kiện tách thửa?
- Đất lấn chiếm có được xin cấp sổ đỏ không?
- Cấp sổ đỏ cho diện tích đất tăng thêm có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của LSX về vấn đề ‘‘Mẫu thỏa thuận ranh giới đất”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Đo đạc diện tích và kê khai thửa đất
2.Nhận kết quả đo đạc và xác định ranh giới thửa đất
3.Lệ phí yêu cầu xác nhận ranh giới thửa đất.
– Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở.
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có.
– Hoạt động xác định địa giới hành chính;
– Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính;
– Lập bản đồ địa chính, quản lý hồ sơ về địa giới hành chính